Thứ ba, 15/10/2024 01:26 (GMT+7)
Thứ hai, 11/10/2021 11:33 (GMT+7)

Khi loài chim bay trong Mắt bão

Theo dõi KTMT trên

Nghiên cứu ngày 7/10 của nhà khoa học Matthew Van Den Broeke, Đại học Nebraska - Lincoln, Mỹ chỉ ra rằng, những cơn bão mạnh có thể khiến chim di cư bị dạt đến nơi khác định hướng của chúng.

Các loài chim thường di cư vào mùa thu trước khi bão xuất hiện để tránh đương đầu với gió bão trên đường, dù thời gian bay của chúng có thể trùng với thời tiết xấu. "Thông thường, một con chim có xu hướng cất cánh khi điều kiện gió thuận lợi, ngay sau khi hệ thống áp thấp đi qua. Nếu khởi hành trong điều kiện tốt, nhiều khả năng chúng sẽ không gặp phải bão", Kaufman cho biết.

"Nếu bị chắn lại bởi tường mắt bão trong cơn gió vận tốc trên 240 km/h, một con chim có thể bị quật đến chết, nhưng điều này hiếm khi xảy ra bởi loài chim khá thông minh trong cách xử lý bão. Chúng đã bay trong những cơn bão suốt nhiều thế kỉ và ngay khi có thể, chúng sẽ bay trở lại bờ", Charles Kennedy, Chủ tịch hội theo dõi loài chim ở Nam Alabama nói.

Khi loài chim bay trong Mắt bão - Ảnh 1
Radar cơn bão nhiệt đới Beta đổ bộ Mỹ tháng 9.2020. Hình bầu dục màu trắng là dấu hiệu vật chất sinh học, cho thấy sự hiện diện của các loài chim. (Ảnh: Remote Sensing in Ecology and Conservation)

Khi siêu bão Matthew di chuyển về hướng Bắc dọc theo Bờ Đông nước Mỹ hôm 7/10, các nhà thiên văn phát hiện nhiều chấm màu đỏ tươi ở trung tâm cơn bão trên hình ảnh radar, và xác định đó là những con chim bị mắc kẹt. Khi rơi vào giữa cơn bão dữ dội, giải pháp của loài chim là bay trong mắt bão, vốn là khoảng tĩnh lặng nhất trong không gian hỗn độn xung quanh.

Thông tin chim bị mắc kẹt trong tâm bão có từ ít nhất là thế kỉ 19, khi các thủy thủ quan sát hiện tượng này từ mũi tàu và thấy tàu trở thành bến cảng di động cho những con chim kiệt sức.

Theo Phó Giáo sư về Trái Đất và khoa học khí quyển Matthew Van Den Broeke, từ khi có radar quan sát, các nhà khoa học mới thực sự cho biết có bao nhiêu hệ thống bão vận chuyển chim và các loài côn trùng khác.

Khi loài chim bay trong Mắt bão - Ảnh 2
Loài chim chọn cách ở trong mắt bão. (Ảnh minh họa)

Công nghệ cho phép các nhà khí tượng học thực sự phân biệt các yếu tố thời tiết với các sinh vật chỉ được phổ biến rộng rãi trong 10 năm qua. Điều này có nghĩa là vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng về thời điểm, tần suất và trong những điều kiện nào cơn bão cuốn theo những con chim. 

Trong nghiên cứu gần đây, Phó Giáo sư về Trái Đất và khoa học khí quyển Van Den Broeke phát hiện ra rằng, độ cao di chuyển của những con chim bị mắc kẹt trong bão cũng tăng theo cường độ bão. Điều này có thể liên quan đến cấu trúc nhiệt của một cơn bão điển hình. Không khí ẩm, nóng gần bề mặt nước có xu hướng đi lên mắt bão cho tới một ranh giới nhất định, vượt qua ranh giới đó không khí ở tầng cao hơn, khô hơn có xu hướng chìm xuống. Điều này có thể thay đổi đáng kể giữa các cơn bão và có thể ảnh hưởng đến của các loài chim.

Phó Giáo sư Van Den Broeke bắt đầu phân tích dữ liệu từ 33 cơn bão Đại Tây Dương đổ bộ Mỹ hoặc Puerto Rico từ năm 2011 đến năm 2020. Trong 33 cơn bão này, một số cơn bão dữ dội đáng chú ý như bão Irene năm 2011, Sandy năm 2012, Harvey và Irma năm 2017, Dorian năm 2019.

Ông đã săn lùng những dấu hiệu vật chất sinh học đặc biệt như sóng điện từ, tốc độ sóng ánh sáng phản xạ trở lại trạm radar không do lượng mưa mà từ chim hoặc các loài côn trùng trong mắt bão. Trong 33 cơn bão này, Van Den Broeke đều xác định được ít nhất một số vật chất sinh học.

Tuy nhiên, các dấu hiệu này khác nhau và thường tương ứng với sự khác biệt của từng cơn bão. Tốc độ gió của cơn bão càng lớn thì dấu hiệu của vật chất sinh học càng dày đặc và có lúc lớn hơn dấu hiệu thời tiết, cho thấy có nhiều chim mắc kẹt trong mắt bão.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Khi loài chim bay trong Mắt bão. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản
Bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển bền vững ngành thủy sản. Trong đó tập trung vào các vấn đề: Bảo vệ hệ sinh thái biển, tạo thêm sinh kế nâng cao mức sống của ngư dân, hỗ trợ nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.

Tin mới

Thiết tha, sâu lắng với thi phẩm "Hải Phòng miền cửa biển"
Không chỉ là lãnh đạo doanh nghiệp tâm huyết, yêu môi trường, mà TS Phạm Hồng Điệp còn dành cho nơi ông sinh ra những thi ca thiết tha trìu mến. Từ đó chính viên ngọc Hải Phòng được ông phác họa với bài thơ phổ nhạc mang tên: "Hải Phòng miền cửa biển".