Chủ nhật, 28/04/2024 11:56 (GMT+7)
Thứ sáu, 23/04/2021 11:29 (GMT+7)

Hội thảo ATIC lần 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ - Chủ động và Bứt phá

Theo dõi KTMT trên

Chiều ngày 16/4/2021 vừa qua tại Công ty TNHH Liên doanh phần mềm AKB Sofware đã diễn ra Hội thảo ATIC lần thứ 4 với Chủ đề chính: “CHUYỂN ĐỔI SỐ – Chủ động và Bứt phá”.

Tại lần hội thảo này, thông tin được đưa ra thảo luận vẫn xoay quanh nội dung “Chuyển đổi số” nhưng các vấn đề được phân tích sâu hơn và mang tính ứng dụng hơn. Thành phần tham dự sự kiện bao gồm: Ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Tập đoàn AIC; Chị Ngô Mai Giang – Phó Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại AIC; Anh Phạm Thanh Bình – Giám đốc Công ty TNHH Chiếu sáng điện tử Ứng dụng AICe; Chị Trần Thu Thủy – Chủ tịch Câu lạc bộ Tài chính AIC cùng các cán bộ kỹ thuật các CTTV trong tập đoàn.

Hội thảo ATIC lần 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ - Chủ động và Bứt phá - Ảnh 1

Sau khi khai mạc hội nghị, Chủ tịch Câu lạc bộ ATIC đã tiến hành trình bày về nội dung chính của Hội thảo lần này “Chuyển đổi số”. Thông qua bài giới thiệu, các thành viên trong câu lạc bộ đã có thể hiểu rõ được Chuyển đổi số là gì? Sự khác nhau giữa Chuyển đổi số và Số hóa?

Có thể định nghĩa một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì chuyển đổi số (Digital Transformation trong tiếng Anh) là sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của một doanh nghiệp, tận dụng các công nghệ để thay đổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng của doanh nghiệp đó cũng như tăng tốc các hoạt động kinh doanh.

Tại Việt Nam, khái niệm “Chuyển đổi số” thường được hiểu theo nghĩa là quá trình thay đổi từ mô hình doanh nghiệp truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), AI… nhằm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc, văn hóa công ty.

Hội thảo ATIC lần 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ - Chủ động và Bứt phá - Ảnh 2

“Chuyển đổi số” (Digital Transformation) có thể dễ bị nhầm lẫn với khái niệm “Số hóa” (Digitizing). Để phân biệt hai khái niệm này, có thể hiểu rằng “Số hóa” là quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số (chẳng hạn như chuyển từ tài liệu dạng giấy sang các file mềm trên máy tính, số hóa truyền hình chuyển từ phát sóng analog sang phát sóng kỹ thuật số…); Trong khi đó, “Chuyển đổi số” là khai thác các dữ liệu có được từ quá trình số hóa, rồi áp dụng các công nghệ để phân tích, biến đổi các dữ liệu đó và tạo ra các giá trị mới hơn. Có thể xem “Số hóa” như một phần của quá trình “Chuyển đổi số”.

Sau khi làm rõ các khái niệm, khách mời của Hội nghị: Ông Đoàn Mạnh Linh – Kỹ sư phần mềm với kinh nghiệm nhiều năm làm về Planning Scheduler cho các Smart Manufactory (Hiện đang công tác tại VinSmart tập đoàn VinGroup) đã đặt các câu hỏi để thành viên CLB ATIC tiếp tục thảo luận về việc Chuyển đổi số đang phát triển thế nào và ảnh hưởng ra sao trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

Hội thảo ATIC lần 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ - Chủ động và Bứt phá - Ảnh 3

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp lớn đã có sự chuyển đổi số mạnh mẽ như: Ngân hàng số, ký hợp đồng internet hoàn toàn qua mobile, tạo tài khoản chứng khoán qua mobile và trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Đặc biệt theo báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC… đều chỉ ra rằng chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh…

Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên… Những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao. Vậy thì Tập đoàn AIC sẽ chuyển đổi số như thế nào để bắt kịp xu hướng mới?

1. Chuyển đổi số là 1 quá trình liên tục cập nhật và tiến hóa vì vậy cần dành một nguồn kinh phí nhất định cho quá trình này. Quá trình này phải gắn với KPI và mục tiêu của doanh nghiệp.

2. Đối với doanh nghiệp, cần thành lập bộ phận Chuyển động số (CĐS). Coi CĐS là một thành phần, tài sản bắt buộc phải có của doanh nghiệp và CEO sẽ trực tiếp điều hành bộ phận này.

3. Thay đổi tư duy, cách thức vận hành hiện tại của doanh nghiệp. Quy hoạch rộng nhưng phải làm từng bước. Thúc đẩy bằng truyền thông và đào tạo.

4. Tăng tính tương tác với khách hàng. CĐS trong quy trình quản lý dự án, từ quá trình báo giá, ký hợp đồng đến khâu xuất hàng, gửi hàng.

5. Tối ưu hóa quản lý nhân sự, quản lý kho hàng.

Song song với đó là lựa chọn triển khai công nghệ vào các hoạt động của công ty.

• Triển khai CLOUD
• Hướng tới việc sử dựng các ứng dụng trên di động (IOT) để bán hàng
• Vận hành BigDATA
• Sử dụng AI trong việc đánh giá và khai thác hết khả năng của nhân viên.

Sau những chia sẻ hữu ích và mang đậm tính thực tiễn của ông Linh, đại diện Công ty AIC Tiên Tiến – anh Dương Văn Linh cũng đã báo cáo về cách thức triển khai bán hàng liên kết trên sàn thương mại điện tử đối với các sản phẩm công ty mình đang phân phối.

Bế mạc chương trình, ông Nguyễn Anh Tuấn – Chủ tịch Tập đoàn AIC đã đánh giá cao chất lượng của buổi hội thảo lần này. Trong bối cảnh của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong cuộc đua chuyển đổi số. Các doanh nghiệp thuộc AIC muốn tiếp tục tồn tại và phát triển thì cần có sự thay đổi mạnh mẽ so với mô hình kinh doanh truyền thống bằng các thế mạnh công nghệ mới. Hy vọng các nội dung được chia sẻ tại Hội nghị ATIC sẽ mở ra thời kỳ mới cho sự phát triển của quá trình Chuyển động số tại Tập đoàn AIC trong tương lai.

PV

Bạn đang đọc bài viết Hội thảo ATIC lần 4: CHUYỂN ĐỔI SỐ - Chủ động và Bứt phá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.

Tin mới