Thứ bảy, 23/11/2024 10:44 (GMT+7)
Chủ nhật, 22/08/2021 07:46 (GMT+7)

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai

Theo dõi KTMT trên

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố.

UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 91/KH-UBND về thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn thành phố.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai - Ảnh 1
Năm 2020 ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 29.876 tỉ đồng do thiên tai gây ra. (Ảnh minh họa).

UBND Thành phố đề ra mục tiêu đến năm 2030, người dân Thủ đô sẽ được an toàn hơn trước thiên tai so với giai đoạn 2011 - 2020. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp; đầu tư phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tiên tiến, hiện đại; 100% khu vực trọng điểm, xung yếu phòng, chống thiên tai được lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát...

Để hoàn thành mục tiêu trên, Thành phố đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, như: Nâng cao nhận thức về thiên tai, rủi ro thiên tai, tăng cường quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn. Xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch, kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai, lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, kinh tế, xã hội...

UBND Thành phố sẽ ưu tiên bố trí nguồn lực từ ngân sách nhà nước, sử dụng hiệu quả Quỹ Phòng, chống thiên tai và huy động nguồn lực từ xã hội hóa và các nguồn lực hợp pháp khác cho hoạt động phòng, chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn; tăng cường phân cấp, phân quyền, bảo đảm huy động kịp thời nguồn lực đáp ứng yêu cầu ứng phó khẩn cấp và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra...

Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, tính đến cuối năm 2020, thiên tai diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng miền cả nước. Tại các tỉnh, thành phố đã ghi nhận 16 loại hình thiên tai gồm: 13 cơn bão trên Biển Ðông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố; 114 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 86 trận động đất; Hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long…

Các loại hình thiên tai đã làm 280 người chết và 66 người mất tích, 856 người bị thương. Mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất cũng đã khiến 3.421 nhà bị sập đổ, 327.707 ngôi nhà bị hư hại, tốc mái, di dời khẩn cấp; 509.793 lượt nhà cửa bị ngập. Ðời sống của hàng chục triệu người dân vùng lũ bị ảnh hưởng nặng nề... Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 29.876 tỉ đồng.

Xuân Hòa (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống thiên tai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới