Thứ tư, 09/10/2024 11:16 (GMT+7)
Thứ tư, 31/08/2022 07:55 (GMT+7)

Hà Nội: Đưa trồng trọt hữu cơ trở thành ngành mũi nhọn

Theo dõi KTMT trên

Hà Nội kỳ vọng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, diện tích canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ sẽ chiếm ít nhất 1,5% tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của toàn TP. Đến năm 2030, con số này sẽ đạt từ 2,5-3% tổng diện tích đất trồng trọt.

Đến năm 2025, vùng lúa hữu cơ của Hà Nội sẽ đạt khoảng 1.423 ha, đáp ứng từ 10-15% nhu cầu lương thực cho người dân Thủ đô. Vùng rau, cây ăn quả và chè hữu cơ sẽ từng bước được mở rộng, đạt lần lượt 515 ha, 483 ha và 150 ha vào năm 2025

Một trong những mục tiêu mà Hà Nội hướng đến vào năm 2025 là diện tích trồng trọt hữu cơ đạt khoảng 1,5-2% tổng diện tích đất trồng trọt, trở thành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp.

Hà Nội: Đưa trồng trọt hữu cơ trở thành ngành mũi nhọn - Ảnh 1
Tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của toàn TP. Đến năm 2030, con số này sẽ đạt từ 2,5-3% tổng diện tích đất trồng trọt. (Ảnh minh họa)

Sở NN&PTNT Hà Nội cho hay, trong giai đoạn 2022-2025, TP đã xác định 5 nhóm cây trồng chủ lực, có thế mạnh để tập trung phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ gồm: Lúa, rau màu, cây ăn quả, chè và dược liệu - lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên.

Đến năm 2025, vùng lúa hữu cơ của Hà Nội sẽ đạt khoảng 1.423 ha, đáp ứng từ 10-15% nhu cầu lương thực cho người dân Thủ đô. Vùng rau, cây ăn quả và chè hữu cơ sẽ từng bước được mở rộng, đạt lần lượt 515 ha, 483 ha và 150 ha vào năm 2025. Trong khi đó, vùng sản xuất dược liệu và lâm sản ngoài gỗ từ tự nhiên cũng sẽ phát triển lên 188 ha so với hiện nay.

Hà Nội kỳ vọng trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, diện tích canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ sẽ chiếm ít nhất 1,5% tổng diện tích đất nông nghiệp hiện có của toàn TP. Đến năm 2030, con số này sẽ đạt từ 2,5-3% tổng diện tích đất trồng trọt.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, thực hiện chủ trương phát triển trồng trọt theo hướng hữu cơ của UBND TP, hiện nay, đơn vị đang phối hợp với các sở ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, tổng hợp, đánh giá thực trạng, nhu cầu và điều kiện đáp ứng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu xây dựng, tiến tới ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp.

Bên cạnh tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10/NQ-HĐND của HĐND TP về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng sẽ phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT đẩy nhanh việc triển khai các nội dung thuộc Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ nhấn mạnh: “Hà Nội phấn đấu đưa trồng trọt hữu cơ nói riêng trở thành mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp, có trình độ sản xuất tiên tiến trong vùng Đồng bằng sông Hồng và của cả nước. Qua đó gia tăng giá trị cho nông sản, cải thiện nhanh hơn đời sống của người nông dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội”.

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là hướng phát triển bền vững được ngành nông nghiệp Hà Nội thực hiện nhằm tạo sản phẩm an toàn, giá trị cao, hài hòa môi trường sinh thái.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Đưa trồng trọt hữu cơ trở thành ngành mũi nhọn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tỉnh Hà Nam có thêm 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Theo báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Hà Nam 9 tháng năm 2024, tỉnh này đã có thêm 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và công nhận thêm 38 sản phẩm OCOP hạng 3 sao.

Tin mới

Hòa Phát nộp ngân sách 10.000 tỷ đồng trong 9 tháng
Sau 9 tháng của năm 2024, Tập đoàn Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước 10.000 tỷ đồng. Trong đó, các công ty thành viên có đóng góp ngân sách nhiều nhất là Thép Hòa Phát Dung Quất, Thép Hòa Phát Hải Dương, Ống thép Hòa Phát...