Thứ bảy, 23/11/2024 14:38 (GMT+7)
Chủ nhật, 25/07/2021 08:10 (GMT+7)

Hà Nội: Doanh nghiệp cam kết không để thiếu hàng, tăng giá mùa dịch

Theo dõi KTMT trên

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hiện có 16 doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất thực phẩm cam kết đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá.

16 doanh nghiệp gồm:

1, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP; 2, Công ty TNHH Bán lẻ BRG; 3, Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam; 4, Công ty TNHH TMQT và DVST BigC Thăng Long; 5, Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại An Việt; 6, Chi nhánh Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan Hà Nội; 7, Công ty cổ phần Thực phẩm Hương Sơn; 8, Công ty TNHH MTV Sài Gòn Co.op Hà Nội; 9, Công ty TNHH 2-9 Hà Tây; 10, Chi nhánh Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam; 11, Công ty cổ phần Tập đoàn Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội; 12, Công ty TNHH Đầu tư và Dịch vụ Lan Chi; 13, Công ty CP Công nghiệp thực phẩm Vinh Anh; 14, Công ty TNHH Thực phẩm Phú Thiên Tân; 15, Công ty cổ phần Ba Huân Hà Nội; 16, Công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ tổng hợp Đức Thành.

Hà Nội: Doanh nghiệp cam kết không để thiếu hàng, tăng giá mùa dịch - Ảnh 1
Hoạt động thương mại tại các địa phương có dịch bệnh vẫn đang diễn ra bình thường, hàng hóa không khan hiếm, không tăng giá. (Ảnh: VGP/Kim Liên).

Trước diễn biến tình hình Covid-19 còn nhiều phức tạp, thực hiện chỉ đạo của TP.Hà Nội, các doanh nghiệp đã tăng cường dự trữ lượng hàng hóa thiết yếu tăng từ 30 - 50%, trong thời gian 3 tháng, với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn chuẩn bị dự trữ lượng hàng hóa theo chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỉ đồng; bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn.

Lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, mặc dù đang phải đối mặt với những khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng.

Đồng thời, phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ, website, ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online trực tuyến.

“Hiện nay, trên địa bàn TP có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hóa bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19, TP.Hà Nội đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các Quận, huyện làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối đưa hàng hóa kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa trên địa bàn”, lãnh đạo Sở Công Thương Hà Nội thông tin.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhìn chung, thời gian qua, giá hàng hóa tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tại các địa phương được niêm yết công khai, thống nhất trên toàn hệ thống. Nhiều siêu thị cam kết giữ giá bình ổn như Central Group, Saigon Coop... Tại hệ thống chợ, giá hàng hóa thiết yếu thường cao hơn giá tại hệ thống siêu thị từ 5% trở lên, tùy mặt hàng và tùy từng địa phương.

Xuân Hòa (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Doanh nghiệp cam kết không để thiếu hàng, tăng giá mùa dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới