Thứ năm, 25/04/2024 17:18 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/09/2021 08:35 (GMT+7)

Giảm khí nhà kính góp phần đẩy lùi tình trạng hạn hán kéo dài

Theo dõi KTMT trên

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nỗ lực giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển có thể làm giảm nguy cơ hạn hán kéo dài ở vùng Tây Nam nước Mỹ.

Trong 2 thập kỷ qua, miền Tây Nam nước Mỹ đã bị thiệt hại bởi một trong những trận hạn hán nghiêm trọng nhất, hay còn gọi là "siêu hạn hán" trong 1.200 năm qua.

Các nhà khoa học cho biết, nguy cơ xảy ra các trận siêu hạn hán khắc nghiệt tương tự và hạn hán nghiêm trọng kéo dài một năm sẽ tăng lên trong tương lai khi nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng.

Dự báo trên được đưa ra theo một nghiên cứu mới về tương lai của Trái đất được tài trợ bởi Chương trình Mô hình hóa, Phân tích, Dự đoán và Dự báo (MAPP) và được dẫn dắt bởi Viện Nghiên cứu Không gian Goddard (GISS) của NASA. Nghiên cứu cũng được hỗ trợ bởi Hệ thống thông tin tổng hợp về hạn hán quốc gia (NIDIS) do CPO lãnh đạo.

Giảm khí nhà kính góp phần đẩy lùi tình trạng hạn hán kéo dài - Ảnh 1
Vùng Tây Nam nước Mỹ nhiều khả năng hứng chịu một trận đại hạn hán trong tương lai gần. (Nguồn: Outside Magazine)

Cụ thể hơn, nghiên cứu chỉ ra rằng, bất kể mức độ phát thải khí nhà kính trong tương lai như thế nào, khí hậu ấm lên đã làm tăng nguy cơ xảy ra siêu hạn hán dữ dội cho khu vực Tây Nam nước Mỹ.

Tuy nhiên, các biện pháp nỗ lực giảm lượng khí nhà kính trong khí quyển có thể làm giảm nguy cơ hạn hán dữ dội kéo dài một năm. Mức độ nghiêm trọng của siêu hạn hán cũng giảm và làm cho tác động của chúng ít gây thiệt hại hơn.

Ko Barrett, Cố vấn cao cấp về Khí hậu của Nghiên cứu NOAA và Phó Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) cho biết: “Hạn hán đang diễn ra ở Tây Nam làm nổi bật những tác động sâu sắc của điều kiện khô hạn đối với con người và nền kinh tế”.

Nghiên cứu nêu rõ tác động tích cực mà việc giảm khí nhà kính có thể đem lại đối với sự xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của hạn hán ở Tây Nam. Theo đó, các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn chưa muộn để hành động và thay đổi.

Giảm khí nhà kính góp phần đẩy lùi tình trạng hạn hán kéo dài - Ảnh 2
Hạn hán khiến các hồ nước ở phía Tây nước Mỹ cạn kiệt đến mức báo động. (Nguồn: Getty Images)

Trước đó, vào hồi tháng 6/2021, các hồ nước ở phía Tây nước Mỹ đã cạn kiệt đến mức báo động do hạn hán nghiêm trọng hoành hành. Đây là đợt hạn hán nghiêm trọng nhất lịch sử của khu vực này, gây ảnh hưởng đến 75 triệu người.

Theo Daily Mail, khoảng 89% miền Tây nước Mỹ đang phải trải qua hạn hán, với hơn 50% được báo cáo là trong tình trạng hạn hán "cực đoan". Hình ảnh vệ tinh Sentinel-2 của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) cho thấy tình trạng đáng báo động về các hồ chứa nước trải dài từ bang California đến Utah và Oregon trong năm nay.

Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết, nhiệt độ trên mức trung bình được dự đoán ở Mỹ có thể khiến tình trạng khô hạn xảy ra trên khắp đất nước và làm tăng mức độ khô hạn ở các bang bị hạn hán thảm khốc.

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Giảm khí nhà kính góp phần đẩy lùi tình trạng hạn hán kéo dài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.