Giá vàng hôm nay 9/4: Giá vàng thế giới tăng mạnh, tiến sát mốc 2.000 USD/ounce
Bảng giá vàng 9999, 24K, 18K, 14K, 10K, vàng SJC, DOJI, PNJ hôm nay 9/4 tăng hay giảm? Giá vàng hôm nay 9/4 bao nhiêu một lượng?
Giá vàng thế giới hôm nay
Giá vàng thế giới giao ngay đêm qua có lúc tăng hàng chục USD/ounce. Đến 5 giờ ngày 8/4, giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.947 USD/ounce.
Như vậy, qua 5 phiên giao dịch (từ ngày 4 đến rạng sáng 9/4), giá vàng thế giới giao ngay đã tăng tổng cộng 32 USD/ounce, từ 1.915 USD/oune lên 1.947 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay (9/4) tại Việt Nam sẽ được các doanh nghiệp công bố lúc 8 giờ 30 và mức độ biến động của giá vàng SJC sẽ phụ thuộc vào sức mua- bán trong nước.
Trước đó, từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 8/4, giá vàng thế giới gần như bất động. Thế nhưng, do sức mua trong nước khởi sắc nên trong khoảng thời gian này, giá vàng SJC tăng 150.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại 69,05 triệu đồng/lượng.
Theo giới phân tích, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã thông báo một hoặc nhiều đợt tăng thêm lãi suất 0,5 điểm % điểm sẽ được công bố trong năm 2022. Điều này đã thúc đẩy đồng USD liên tục tăng giá, lãi suất trái phiếu Mỹ vọt lên 2,7%/năm nhưng vẫn không ngăn cản được đà tăng giá vàng hôm nay.
Nguyên nhân được cho là dữ liệu lạm phát tháng 3/2022 tại Mỹ sẽ được công bố vào tuần tới. Tuy nhiên, tại thời điểm này, thị trường đang bàn tán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm của Mỹ sẽ ở mức 6,6% và tiếp tục đẩy lạm phát tại quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cao.
Mặt khác, do Nga xung đột quân sự vớ Ukraine nên Liên minh châu Âu vừa tăng thêm biện pháp trừng phạt Nga qua việc cấm nhập khẩp than đá từ nước này. Theo đó, thị trường lo ngại giá năng lượng tiếp tục leo thang, tạo đà cho lạm phát toàn cầu ngày càng nóng lên.
Một diễn biến khác là Ngân hàng Trung ương Nga ngừng thu mua vàng với giá cố định. Thay vào đó, từ ngày 8/4, ngân hàng này mua vào vàng theo giá thương lượng. Trước đó vào cuối tháng 3/2022, Ngân hàng Trung ương Nga cho biết họ thu mua vàng với giá cố định khoảng 52 USD/gram, thấp hơn giá thị trường vào thời điểm đó khoảng 68 USD/ounce.
Với các thông tin trên, có thể giới đầu cơ nghĩ nhu cầu nắm giữ kim loại quý để phòng chống lạm phát ngày càng tăng. Thế nên khi giá vàng giao dịch giằng co trong vùng 1.930 USD/ounce, họ liền tăng sức mua.
Lập tức, giá vàng thế giới tăng mạnh 20 USD/ounce lúc 23 giờ ngày 8/4. Sau đó, giá vàng biến động nhẹ và đến đầu ngày 9/4 đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần tại 1.947 USD/ounce
Giá vàng trong nước hôm nay 9/4
Giá vàng trong nước rạng sáng 9/4 tăng với mức tăng từ 150.000 đến 350.000 đồng/ lượng. Với mức tăng này, giá vàng trong nước vẫn đang giao dịch quanh mức 68 triệu đồng/ lượng mua vào và 69 triệu đồng/ lượng bán ra.
Ghi nhận mức điều chỉnh tăng mạnh nhất là vàng DOJI. Rạng sáng, giá vàng DOJI ở khu vực Hà Nội đã tăng 200.000 đồng ở chiều mua và 350.000 ở chiều bán lên lần lượt 68,3 triệu đồng/ lượng và 69,05 triệu đồng/ lượng. Ở khu vực TP Hồ Chí Minh, giá vàng thương hiệu DOJI đang là 68,35 triệu đồng/lượng mua vào và 69,05 triệu đồng/lượng bán ra, tăng 350.000 đồng ở chiều bán và 250.000 đồng ở chiều mua so với ngày trước đó.
Tiếp theo là vàng Phú Quý SJC. Phú Quý SJC đã điều chỉnh tăng 300.000 đồng ở chiều mua và 250.000 đồng ở chiều bán. Với mức tăng này, giá vàng Phú Quý SJC đang là 68,45 triệu đồng/ lượng mua vào và 69 triệu đồng/lượng bán ra.
Giá vàng Maritime Bank đang là 68,05 triệu đồng/ lượng mua vào và 69,35 triệu đồng/ lượng bán ra, tăng 250.000 đồng ở chiều mua và 150.000 đồng ở chiều bán so với ngày trước đó. Maritime Bank hiện vẫn là đơn vị có giá vàng bán ra và chênh lệch mua vào – bán ra cao nhất thị trường.
SJC ở cả 3 khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh đã điều chỉnh tăng 200.000 đồng ở cả hai chiều so với ngày trước đó. Với mức tăng này, giá vàng JSC ở khu vực Hà Nội và Đà Nẵng đang là 68,4 triệu đồng/ lượng mua vào và 68,07 triệu đồng/ lượng bán ra. Tại TP Hồ Chí Minh, vàng SJC vẫn đang mua vào mức tương tự với khu vực Hà Nội và Đà Nẵng nhưng bán ra thấp hơn 20.000 đồng.
Hà Lan