Thứ bảy, 23/11/2024 04:54 (GMT+7)
Thứ ba, 05/01/2021 15:55 (GMT+7)

Gia Lai: Khởi tố vụ khai thác trái phép hơn 49 m3 gỗ ở Kbang

Theo dõi KTMT trên

Chiều 5/1, ông Trương Thanh Hà - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án vụ khai thác gỗ trái phép gây thiệt hại hơn 49 m3 gỗ.

Vụ khai thác gỗ trái phép xảy ra tại 2 tiểu khu 137 và 138 thuộc lâm phần quản lý của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lơ Ku (xã Lơ Ku, huyện Kbang) gây thiệt hại hơn 49 m3 gỗ.

Gia Lai: Khởi tố vụ khai thác trái phép hơn 49 m3 gỗ ở Kbang - Ảnh 1
Hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép. (Ảnh: Báo Gia Lai)

Đồng thời, hoàn tất hồ sơ, bàn giao Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Kbang tiếp tục điều tra làm rõ theo quy định của pháp luật.

Theo đó, từ ngày 1- 2/1, Hạt Kiểm lâm huyện Kbang phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng Cháy chữa cháy rừng số 1 (Chi cục Kiểm lâm) tiến hành kiểm tra tại khoảnh 3, tiểu khu 138 và khoảnh 8 tiểu khu 137 thuộc rừng sản xuất thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku quản lý.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện có 21 cây gỗ bị đốn hạ trái phép gồm 17 cây mít nài, 3 cây Sp5, 1 cây mít chay. Hiện gỗ đã được lâm tặc đưa ra khỏi hiện trường, chỉ còn lại cành lá, bìa gỗ. Được biết có nhiều cây gỗ với đường kính khá lớn, dấu vết chặt hạ còn rất mới.

Lực lượng chức năng kiểm đếm số gỗ bị thiệt hại ước tính khoảng 49 m3. Tại thời điểm kiểm tra chưa phát hiện đối tượng khai thác rừng trái phép.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Khởi tố vụ khai thác trái phép hơn 49 m3 gỗ ở Kbang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới