Thứ năm, 02/05/2024 07:16 (GMT+7)
Thứ năm, 28/10/2021 14:30 (GMT+7)

Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?

Theo dõi KTMT trên

Mặc dù chi phí sản xuất điện tăng nhưng cũng không thể đẩy xếp hạng giá điện của Việt Nam lên cao so với các nước trên thế giới.

Đang đạt ở mức trung bình thấp so với thế giới

Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả những cường quốc hàng đầu thế giới như Mỹ, Anh, Trung Quốc,... do chi giá nhiên liệu đầu vào tăng cao làm giá điện cũng tăng mạnh. Đối với Việt Nam, giá điện bình quân của hiện đang được đánh giá xếp thứ 101 trong tổng số 147 quốc gia (theo thứ tự giảm dần của giá điện).

Quốc gia có giá điện bình quân cao nhất thế giới là nước Đức với mức giá 0,372 USD/kWh. Trong thành phần giá điện của Đức, có khoảng 25% là phí đấu nối lưới điện, kể cả bao gồm đo đếm và các dịch vụ kèm theo. Tỉ lệ cơ cấu nguồn điện hiện nay của nước Đức như sau: 27% gió, 24% than, 12% hạt nhân, 12% khí tự nhiên, 10% mặt trời, 9,3% sinh khối, 3,7% thủy điện.

Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới? - Ảnh 1
Biểu đồ giá điện Việt Nam so với thế giới. (Ảnh: TTXVN)

Trong khu vực ASEAN, giá điện của Việt Nam đang là quốc gia có mức giá điện bình quân so với hầu hết các quốc gia trong khu vực, thậm chí giá bán lẻ điện của Việt Nam hiện nay chỉ bằng 51% so với Philippines là quốc gia có giá điện cao nhất khu vực (0,172 USD/kW). Hiện nay, trong ASEAN thì Lào là nước có giá điện thấp nhất khu vực, tuy nhiên cần lưu ý Lào là nước có tới 70% điện năng sản xuất từ thủy điện và khoảng 25% từ nhiệt điện than.

Giá điện sinh hoạt, giá điện kinh doanh và giá điện công nghiệp bán ra tại Việt Nam hiện nay tương đối thấp so với các nước có cùng trình độ phát triển (GDP/người) trong khu vực và trên thế giới.

Việc tăng giá điện sẽ giúp đưa giá điện về gần hơn với mức phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất mà mọi người sử dụng đều có thể chi trả được và đồng thời bảo vệ được người tiêu dùng thu nhập thấp thông qua mạng lưới an sinh sẵn có.

Giá điện chưa phản ánh chi phí sản xuất 

Mặc dù giá điện của Việt Nam đang ở mức trung bình thấp so với thế giới nhưng chi phí sản xuất điện lại tăng cao do giá nhiên liệu đầu vào. Điều này bị ảnh hưởng bởi sự tăng giá kỉ lục của các nước trên thế giới. Một ví dụ điển hình của châu Âu, giá khí đốt kỳ tháng 10 tại Hà Lan tăng lên mức cao kỉ lục 79 Euro/MWh (tương đương 9,33 cent/kWh).

Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới? - Ảnh 2
Chi phí sản xuất chưa tương đồng với giá điện (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, giá than nhập khẩu của Việt Nam tăng đồng pha với giá than thế giới, với mức tăng trung bình 83% so với cùng kỳ trong 9 tháng đầu năm 2021. Với giá than tăng mạnh, các ngành công nghiệp nhiệt điện ở nước ta sẽ bị ảnh hưởng chính.

Với sản lượng phát của nhiệt điện than và dầu chiếm tỉ lệ 51% trên tổng số của tất cả các loại hình nguồn phát trong hệ thống điện quốc gia, các thông số giá than nhập khẩu và giá dầu thế giới đã và đang tác động rất lớn đến chi phí mua điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhất là các nhà máy nhiệt điện than sử dụng than nhập khẩu và các nhà máy nhiệt điện khí có giá khí theo giá thị trường. Theo tính toán sơ bộ, chi phí mua điện của EVN năm 2021 có thể tăng tới khoảng 16.600 tỉ đồng so với cùng kỳ năm 2020. 

Mỗi nước đều có tiềm năng về năng lượng và giá thành sản xuất điện khác nhau. Trong trường hợp Việt Nam, lượng điện có thể sản xuất từ các nguồn rẻ tiền như thủy điện, than, khí đã bị khai thác tới hạn. Tất cả sản lượng điện sản xuất mới từ than nhập khẩu và trữ lượng khí trong nước đều sẽ có giá thành cao hơn.

Cho nên, Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ nhiều điện nhất khu vực Đông Á, nhu cầu và điện tăng trong thời gian tới là tất yếu. Các nguồn mới như than và điện nhập từ Lào và Trung Quốc và các nguồn trong nước như các mỏ khí mới, điện gió, điện mặt trời đều có giá thành cao hơn trước đây. Giá thành sản xuất điện và giá bán lẻ sẽ phải tăng thì mới đảm bảo phát triển ngành điện bền vững và cấp điện ổn định. 

Thu Hà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Giá điện của Việt Nam đang ở đâu so với thế giới?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

9,27 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lâm Đồng tăng cường thu ngân sách năm 2024
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Tin mới

Hải Dương: Rộn ràng pháo đất Ninh Giang
Pháo đất từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Ninh Giang (Hải Dương). Nhất là cứ mỗi độ hè sang, tiếng pháo lại âm vang, rộn rã khắp mọi miền quê.