Thứ năm, 18/04/2024 07:46 (GMT+7)
Thứ sáu, 26/11/2021 09:59 (GMT+7)

Giá cao su hôm nay 26/11: Nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh

Theo dõi KTMT trên

Giá cao su ngày 26/11 trái chiều trên sàn châu Á. Giá cao su của Nhật Bản giảm mạnh, trong khi đó trên sàn Thượng Hải, giá cao su lại vọt tăng. Ấn Độ tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam.

Thị trường cao su thế giới

Giá cao su thế giới đã tăng theo đà của các thị trường tài chính lớn, sau khi có thêm một loại vaccine COVID-19 có hiệu quả lên đến 90%, làm gia tăng lạc quan cho các nhà đầu tư rằng đại dịch sẽ bị đẩy lùi.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Osaka (OSE), giá cao su kỳ hạn tháng 12/2021, giảm 1,9 JPY, tương đương 1,9%, ghi nhận ở mức 234.5 JPY/kg.

Giá cao su hôm nay 26/11: Nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh - Ảnh 1

Giá cao su của Nhật Bản giảm mạnh vì những tác động của sản lượng ôtô sụt giảm do tình trạng thiếu vi mạch. Đồng JPY suy yếu so với USD cũng hỗ trợ giá cao su.

Jiong Gu, một nhà phân tích tại công ty Yutaka Shoji cho biết dự đoán, các nhà sản xuất ô tô sẽ tăng cường sản xuất từ tháng 12 hay đầu năm tới sẽ hỗ trợ giá cao su.

USD tăng lên mức đỉnh 4,5 năm so với đồng JPY khiến giá cao su rẻ hơn cho người mua bằng các ngoại tệ khác. 

Giá cao su kỳ hạn tháng 1/2022 trên sàn Thượng Hải tăng mạnh 435 CNY, lên mức 14.935 CNY/tấn, tương đương 3,00%.

Giá cao su hôm nay 26/11: Nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh - Ảnh 2
Giá cao su hôm nay 26/11: Nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh - Ảnh 3
Giá cao su 26/11: Giảm tại Nhật Bản, tăng trên sàn Thượng Hải.

Nhu cầu cao su của Trung Quốc có tác động nhiều đến giá cao su tại các nước trong khu vực châu Á.

Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Trung Quốc trong thời gian này.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ hai cho Trung Quốc với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2020.

Thị trường cao su trong nước

Theo báo cáo thị trưởng nông, lâm, thủy sản sổ ra mới nhất của Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết 9 tháng đầu năm 2020, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 859.920 tấn cao su, trị giá 1,07 tỉ USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 10,6% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.254 USD/tấn, giảm 6,6% so với cùng kì năm 2019.

Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (mã HS 400280) được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 85,1% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020, với 731.640 tấn, trị giá 936,78 triệu USD, tăng 34,3% về lượng và tăng 26,5% về trị giá.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.280 USD/tấn, giảm 5,8% so với cùng kì năm 2019.

Trong 9 tháng đầu năm 2020, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng khả quan so với cùng kì năm 2019 như: Latex tăng hơn 55% về lượng và tăng 46% về trị giá; cao su tái sinh tăng 85% về lượng và tăng 148,7% về trị giá; SVR 20 tăng 76,7% về lượng và tăng 66,4% về trị giá.

Thị phần cao su Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2020 chiếm 14,3%, tăng so với mức 13% của 9 tháng đầu năm 2019.

Xuất khẩu cao su tiếp tục chậm lại trong các tháng cuối năm?

Trong quý III năm nay, khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang hầu hết thị trường chính như Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Đức… đều tăng mạnh, riêng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm.

Tiêu thụ cao su của Trung Quốc thời gian gần đây đã chậm lại đáng kể do ngành công nghiệp ô tô nước này phải đối mặt với ảnh hưởng kép của tình trạng thiếu chip bán dẫn và khủng hoảng nguồn cung điện.

Do đó đã kéo theo tổng khối lượng cao su xuất khẩu của cả nước trong quý III giảm 8,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt 574.760 tấn.

Ấn Độ tăng nhập khẩu cao su từ thị trường Việt Nam

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Bộ Thương mại Ấn Độ cho biết, trong 9 tháng năm 2021, Ấn Độ nhập khẩu 867,41 ngàn tấn cao su trị giá 1,72 tỷ USD, tăng 41,2% về lượng và tăng 74% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Đặc biệt, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su cho Ấn Độ, nhập khẩu cao su từ các thị trường này đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2021, nhu cầu cao su của Ấn Độ tăng mạnh khiến nước này phải nhập khẩu nhiều hơn vì sản lượng trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu. 

Do vậy, tính đến hết tháng 9 năm 2021, Việt Nam là thị trường lớn thứ 4 cung cấp cao su cho Ấn Độ. 

Cao su nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 8% trong tổng lượng cao su nhập khẩu của Ấn Độ, tăng so với mức 7,7% của cùng kỳ năm 2020.

Đáng lưu ý, thị phần cao su tự nhiên của Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ trong 9 tháng năm 2021 chiếm 19%, tăng so với mức 17,3% của cùng kỳ năm 2020.

Hơn nữa, cơ cấu thị trường chính cung cấp cao su tự nhiên cho Ấn Độ trong 9 tháng năm 2021 có sự thay đổi khi thị phần cao su của Indonesia, Bờ Biển Ngà, Singapore trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ giảm, trong khi thị phần của Việt Nam, Malaysia và Thái Lan lại tăng.

Tuy nhiên, hiện Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Singapore là 5 thị trường lớn nhất cung cấp cao su tổng hợp cho Ấn Độ. Thị phần cao su tổng hợp Việt Nam mới chỉ chiếm 0,3% trong tổng nhập khẩu của Ấn Độ.

T.Anh (TH)

Bạn đang đọc bài viết Giá cao su hôm nay 26/11: Nguồn cung khan hiếm, giá tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới