Thứ sáu, 04/07/2025 08:22 (GMT+7)
Thứ ba, 05/10/2021 09:58 (GMT+7)

Doanh nghiệp kiến nghị TP.HCM bỏ quy định 'có xét nghiệm âm tính'

Theo dõi KTMT trên

Tối 4/10, bốn hội ngành hàng lớn của TP HCM đã gửi văn bản lên UBND TP.HCM kiến nghị sửa văn bản 3252/UBND-ĐT về việc tạo điều kiện cho người lao động di chuyển giữa TP và các tỉnh lân cận nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.

Cụ thể, về tiêu chí an toàn trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô hoặc xe cá nhân, nội dung văn bản 3252/UBND-ĐT của UBND TP.Hồ Chí Minh nêu rõ phải đáp ứng các điều kiện sau: 

"(1) Đã tiêm ngừa Covid- 19 (ít nhất 1 mũi đối với loại vaccine tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng; và (2) Có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính (định kỳ 7 ngày/lần)".

Trước những quy định trên, các doanh nghiệp cho rằng còn nhiều bất cập và chưa hoàn toàn nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế. 

Doanh nghiệp kiến nghị TP.HCM bỏ quy định 'có xét nghiệm âm tính' - Ảnh 1
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định 'có xét nghiệm âm tính' của TP.HCM gây khó cho người lao động và doanh nghiệp. (Ảnh: Zingnews)

Theo đó, bốn hội ngành hàng lớn của TP.HCM gồm: Lương thực - Thực phẩm, Dệt may thêu đan, Cơ khí - Điện, Mỹ nghệ và Chế biến gỗ đã gửi văn bản lên UBND TP.HCM kiến nghị sửa văn bản 3252/UBND-ĐT về việc tạo điều kiện cho người lao động di chuyển giữa TP và các tỉnh lân cận nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh an toàn.

Bốn hội ngành hàng phản ánh, hiện nay, các doanh nghiệp thành viên của các hội ngành hàng đều có nhà máy đặt tại các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh nên số lượng chuyên gia, lãnh đạo các phòng ban cùng công nhân của các doanh nghiệp thường xuyên di chuyển qua lại giữa TP và các tỉnh mỗi ngày rất lớn.

Việc tiếp tục yêu cầu người đã tiêm 2 mũi vaccine vẫn phải xét nghiệm định định kỳ 7 ngày/1 lần giống như trước đây là một sự lãng phí rất lớn, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Trong văn bản đề nghị, các hội ngành cũng nêu: Văn bản 8228 của Bộ Y tế quy định đối với các tỉnh, thành có nguy cơ dịch rất cao thì "người lao động có nguy cơ cao (lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia, tổ trưởng sản xuất...) hay người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho doanh nghiệp (cung cấp nguyên vật liệu...) không cần phải thực hiện xét nghiệm Covid-19 định kỳ đối với người đã tiêm đủ liều vaccine (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng), hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng". 

Vì vậy, theo các doanh nghiệp, văn bản 3252 của UBND TP.HCM ban hành ngày 1/10 vẫn còn nhiều quy định bất cập, tăng thêm chi phí cho người lao động và doanh nghiệp. Đặc biệt, chưa hoàn toàn đúng và nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Y tế về hướng dẫn xét nghiệm Covid-19 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Luận (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp kiến nghị TP.HCM bỏ quy định 'có xét nghiệm âm tính'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.
Giá xăng, dầu giảm sâu
Giá xăng RON 95-III giảm so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.906 đồng/lít (giảm 1.210 đồng/lít).

Tin mới

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Bình Liêu và hành trình xanh hóa vùng biên cương
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.