Thứ năm, 26/12/2024 23:11 (GMT+7)
Thứ tư, 11/12/2019 09:00 (GMT+7)

Điểm mặt sai phạm

Theo dõi KTMT trên

Nhiều năm nay, các lực lượng chức năng liên tục ra quân thanh, kiểm tra, xử phạt trên lưu vực sông Cầu, song, về lâu dài, vẫn cần “liều thuốc” mạnh hơn, quyết liệt hơn để giải cứu dòng sông thoát “kiếp nạn” ô nhiễm.

Quyết liệt từ Trung ương…

Từ khi Đề án bảo vệ môi trường Lưu vực sông Cầu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thanh, kiểm tra các nguồn thải trên lưu vực hệ thống sông này trở thành nhiệm vụ thường xuyên. Đây là việc làm thiết thực trong triển khai Đề án, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng nước sông Cầu - hệ thống sông được đánh giá còn nhiều nguồn thải gây ô nhiễm.

Điển hình trong năm 2019, Bộ TN&MT đã phối hợp với các Sở TN&MT triển khai thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tại Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc thuộc lưu vực sông Cầu, đã tập trung vào thanh tra tổng số 34 cơ sở, trong đó, 18/33 cơ sở (giảm 1 cơ sở tại Thái Nguyên do đã ngừng hoạt động) vi phạm với tổng số tiền phạt là 4.290 triệu đồng.

Điểm mặt sai phạm - Ảnh 1
Tăng cường thanh, kiểm tra bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu.

Đồng hành với các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương, với sự vào cuộc của lực lượng Cảnh sát môi trường - Bộ Công an, trong năm 2019, nhiều vụ việc đã được kịp thời phát hiện và xử lý. Từ đầu năm đến nay, lực lượng này đã tiến hành trực tiếp xử lý 115 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7.491.250.000 đồng.

Vi phạm chủ yếu vẫn là xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường, ngoài ra là các hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung trong cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải nguy hại không đúng theo quy định, thải khí, bụi vượt tiêu chuẩn, khai thác cát trái phép trên sông... Tịch thu công cụ, phương tiện vi phạm hành chính, sung công quỹ Nhà nước số tiền 901.665.000 đồng.

Địa phương cùng sát cánh

Bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu không chỉ là nhiệm vụ của một ngành, mà phải có sự chung tay, góp sức của địa phương, đặc biệt, các tỉnh trong lưu vực sông. Năm 2019, trên lưu vực sông này, với sự vào cuộc thanh kiểm tra của 6 tỉnh, các vấn đề môi trường dần được cải thiện.

Trong đó, tỉnh Thái Nguyên tổ chức hơn 100 cuộc thanh, kiểm tra về bảo vệ môi trường. Qua kiểm tra, có 5 cơ sở bị xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường với số tiền phạt gần 2 tỉ đồng, 1 đơn vị phạt cảnh cáo, các đơn vị còn lại được nhắc nhở do vi phạm lần đầu.

Còn tại Vĩnh Phúc, tỉnh này chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với 400 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra, kiểm tra, đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với 46 đơn vị, tổ chức, cá nhân với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 5,1 tỉ đồng.

Ngay tại địa bàn Bắc Giang, đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 142 cơ sở, kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt 73 cơ sở với tổng số tiền phạt 6,811 tỉ đồng. Phối hợp với Tổng cục Môi trường thanh tra 16 cơ sở, kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt 10 cơ sở với tổng số tiền phạt 1,86 tỉ đồng.

Bắc Ninh cũng quyết liệt vào cuộc, chỉ đạo Sở TN&MT, Ban Quản lý các KCN, lực lượng cảnh sát môi trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã tiến hành kiểm tra theo Kế hoạch, đột xuất việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với 194 cơ sở sản xuấ. Qua kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính đối với 117 cơ sở, với tổng số tiền phạt 5,695 tỉ đồng.

Từ năm 2018 đến tháng 10/2019, tỉnh Hải Dương thanh tra, kiểm tra khoảng 320 lượt cơ sở sản xuất kinh doanh. Qua đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với 34 doanh nghiệp với tổng số tiền 4.807,90 triệu đồng.

Khó có thể thống kê hết những con số vi phạm trên các lưu vực sông, nhưng từ những kết quả thanh, kiểm tra này cho thấy, còn đó nhiều tồn tại cần sự vào cuộc mạnh mẽ, cụ thể hơn từ các Bộ ngành, địa phương giải quyết triệt để các vi phạm trả lại màu xanh dòng sông Cầu.

Những sai phạm chủ yếu trên lưu vực sông Cầu là không có báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, Đề án Bảo vệ môi trường; không có/không thực hiện đúng giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường; thực hiện không đúng ĐTM/CKMT; không xây lắp/xây lắp không đúng/không vận hành công trình xử lý môi trường theo quy định; không thực hiện chương trình giám sát môi trường định kỳ theo quy định; thực hiện không đúng chương trình giám sát; quan trắc môi trường theo quy định; thực hiện không đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Bạn đang đọc bài viết Điểm mặt sai phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Miền Bắc chuẩn bị đón thêm đợt không khí lạnh
Dự báo sẽ có một đợt không khí lạnh tràn về vào đêm 26/12 và đêm 27 được tăng cường mạnh hơn khiến toàn miền Bắc đến Thừa Thiên-Huế trời rét; nhiệt độ hạ thấp nhất ở vùng núi dưới 10 độ.

Tin mới

Việt Nam đã thành công trong năm 2024
Trong suốt năm 2024 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị toàn cầu, thời tiết bất lợi và tác động của biến đổi khí hậu. Dù vậy, Việt Nam kiên cường vượt qua để tăng trưởng nhanh nhất khu vực.