Thứ năm, 25/04/2024 15:34 (GMT+7)
Thứ hai, 29/08/2022 11:32 (GMT+7)

Đề xuất các giải pháp cho gói hỗ trợ lãi suất 2%

Theo dõi KTMT trên

Gói hỗ trợ lãi suất 2%/năm với quy mô 40.000 tỷ đồng nhưng đến nay mới giải ngân được 4.300 tỷ đồng và số tiền hỗ trợ lãi suất tính đến cuối tháng Tám khoảng 13,5 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, số tiền ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã trong năm 2022 là 16.035 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần ba tháng triển khai chỉ mới hỗ trợ 1 tỷ đồng.

Nghị định 31 về hỗ trợ lãi suất 2% từ ngân sách nhà nước đối với các khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đã được Chính phủ ban hành từ tháng 5 năm nay. Đây là chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm hỗ trợ phục hồi nhanh nền kinh tế.

Đề xuất các giải pháp cho gói hỗ trợ lãi suất 2% - Ảnh 1

Nhiều ngân hàng hương mại cho rằng, cần phải làm rõ và cụ thể hơn các tiêu chí hỗ trợ của gói hỗ trợ lãi suất 2%. (Ảnh minh họa)

Mặt khác, thực tế giải ngân của gói hỗ trợ lãi suất này hiện đang rất chậm. Nhằm tháo gỡ khó khăn, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội nghị để ghi nhận các ý kiến và đề xuất giải pháp từ các ngân hàng thương mại.

Tại hội nghị, nhiều ngân hàng hương mại cho rằng, cần phải làm rõ và cụ thể hơn các tiêu chí hỗ trợ của gói hỗ trợ lãi suất 2% như doanh nghiệp phải thể hiện được khả năng phục hồi thì mới được xem xét cho vay nhưng như thế nào là hồi phục.

Ông Nguyễn Trần Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietinbank cho hay: "Một trong những điều kiện để khách hàng áp dụng chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, Nghị định 31 cũng như Thông tư 03 không có hướng dẫn và đánh giá cụ thể điều kiện này. Chính vì thời gian hỗ trợ lãi suất rất dài và đánh giá khả năng phục hồi như thế nào chưa có hướng dẫn để triển khai cho tất cả các ngân hàng sẽ dẫn đến việc mỗi ngân hàng áp dụng một hệ điều kiện khác nhau".

Hay như quy định, các hộ kinh doanh phải có giấy đăng ký kinh doanh thì mới được vay vốn, cũng cần phải được tháo gỡ.

Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng MB bày tỏ: "Nếu có giấy của UBND hoặc Hiệp hội thì có được hay không? Chúng tôi nghĩ là nếu có giải pháp thay thế được Bộ, ban, ngành chấp nhận cũng là giải pháp. Chứ ai cũng bảo hộ sản xuất kinh doanh có giấy đăng ký mới được hỗ trợ thì phạm vi hỗ trợ rất nhỏ hẹp".

Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcombank ông Nguyễn Việt Cường, cho hay: "Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ ngành, trong đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có hướng dẫn cụ thể về tiêu khả năng phục hồi, phạm vi đối tượng được hưởng lãi suất hỗ trợ. Ngoài ra, xem xét tháo gỡ vướng mắc về thủ tục kinh doanh cho các hộ không đăng ký kinh doanh theo quy định".

Ghi nhận những ý kiến đóng góp và các giải pháp được đề xuất, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan nhằm tháo gỡ kịp thời. Quan điểm của cơ quan này là ưu tiên chất lượng tín dụng, hỗ trợ đúng, và trúng đối tượng chứ không vội vã chạy theo tiến độ giải ngân gói hỗ trợ 2% lãi suất này.

Nên mở rộng đối tượng hỗ trợ

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai gói hỗ trợ, các ý kiến đề nghị Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan sớm kiến nghị Chính phủ mở rộng đối tượng được thụ hưởng chính sách này.

Cụ thể, chính sách nên hỗ trợ lãi suất cả đồng ngoại tệ cho những doanh nghiệp xuất khẩu. Thực tế, có những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thuộc nhóm ngành được hỗ trợ lãi suất nhưng họ chỉ vay ngoại tệ.

Ngoài ra, với hộ kinh doanh, nên chăng bỏ điều kiện phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Đây là đối tượng thực sự khó khăn và mong muốn được giảm lãi vay.

Bên cạnh đó, chính sách cũng cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể về khả năng phục hồi của khách hàng để các ngân hàng thương mại yên tâm triển khai cho vay và hỗ trợ 2% lãi suất từ nguồn tiền ngân sách nhà nước.

Huyền Diệu

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất các giải pháp cho gói hỗ trợ lãi suất 2%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.