Thứ sáu, 22/11/2024 08:14 (GMT+7)
Thứ ba, 02/04/2024 23:00 (GMT+7)

Cuộc khủng hoảng nước trầm trọng đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu

Theo dõi KTMT trên

Sự thiếu hụt nước đang gây ra những rủi ro về sức khỏe, vệ sinh, sản xuất lương thực, sản xuất năng lượng, tăng trưởng kinh tế cũng như ổn định chính trị trên toàn thế giới.

Dựa trên thống kê của Ủy ban Nước Liên hiệp quốc (United Nations Water - UN Water), UNESCO công bố, thế giới có khoảng 8,1 triệu dân số nhưng hiện giờ có tới 703 triệu này không có nước để sử dụng; 2,2 triệu người không được tiếp cận với nguồn nước ăn sạch và 3,5 triệu người không được tiếp cận với hệ thống vệ sinh an toàn. Sự khan hiếm nước trầm trọng này đã trở thành cuộc khủng hoảng đối với nhân loại.

Cuộc khủng hoảng nước trầm trọng đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu - Ảnh 1
Cuộc khủng hoảng nước đã diễn ra nhiều năm nay và càng có dấu hiệu nghiêm trọng hơn trong những năm trở lại đây.
Cuộc khủng hoảng nước trầm trọng đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu - Ảnh 2
Trẻ em và phụ nữ châu Phi đứng xếp hàng lấy nước.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nước là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như gia tăng dân số, mức tiêu thụ nước tăng vọt, yếu kém trong quản lý tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường...

Trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2021, hạn hán đã gây ảnh hưởng tới hơn 1,4 tỷ người. Năm 2022, nửa non dân số thế giới đã phải sống trong tình trạng khan hiếm nước trong một thời gian, 1/4 dân số đối mặt với tình trạng thiếu nước khá trầm trọng. Đặc biệt, thời kỳ biến đổi khí hậu như hiện nay lại càng làm gia tăng thiên tai như lũ lụt, hạn hán... đã làm giảm đáng kể nguồn nước ngọt tái tạo ở nhiều nơi.

Hiện nay, Dải Gaza, Palestine đang là một trong những nơi khan hiếm nước hàng đầu nhất trên thế giới. Do mức sử dụng vượt quá xa tốc độ tái tạo của mạch nước ngầm tự nhiên nên nền nông nghiệp ở Gaza đã bị tàn phá, kéo theo các vấn đề về sức khỏe con người và tê liệt tăng trưởng kinh tế. Ngoài Gaza thì châu Phi cũng là điểm nóng trong cuộc khủng hoảng nước. Dù có nguồn tài nguyên dồi dào nhưng do cơ sở hạ tầng và quản lý yếu kém, hạn hán và áp lực dân số cũng đã gây ra tình trạng thiếu nước. Tại châu Á, Ấn Độ đang phải đối phó với trình trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm do hạn hán, ô nhiễm từ công - nông nghiệp và tranh chấp với Pakistan và Trung Quốc về các con sông chung, biến đổi khí hậu khiến lượng mưa thất thường... Tại một số quốc gia phát triển như Ai Cập, bang California của Mỹ, Úc, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi... cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng nước toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng nước trầm trọng đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu - Ảnh 3
Nước uống sạch hiện tại vẫn còn là một điều xa xỉ với trẻ em ở những nước chưa phát triển.
Cuộc khủng hoảng nước trầm trọng đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu - Ảnh 4
Phụ nữ Ấn Độ biểu tình phản đối chính quyền bang Karnataka, Ấn Độ về tình trạng thiếu nước.

Theo: ABC News; UN

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Cuộc khủng hoảng nước trầm trọng đang xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tìm giải pháp nâng cao chất lượng quặng Apatit
Hiện nay, chất lượng quặng apatit đang dần suy giảm, thể hiện qua hàm lượng tạp chất oxit kim loại có hại ngày càng tăng cao. Nâng cao chất lượng quặng apatit là giải pháp vô cùng quan trọng đối với ngành phân bón.
Cát biển phù hợp thay thế cát sông khi làm đường
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT, việc khai thác cát biển thay cho cát sông sẽ giúp giảm đáng kể áp lực sử dụng cát sông. Về trữ lượng, tính riêng Sóc Trăng, nếu tính đầy đủ thì có khoảng 14 tỷ m3 cát biển, chỉ riêng vùng Sóc Trăng đang cấp phép đã có 145 triệu m3.

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.