Thứ sáu, 29/03/2024 19:11 (GMT+7)
Thứ ba, 07/05/2019 19:03 (GMT+7)

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni

Theo dõi KTMT trên

Hai năm trước, Tim Voegele-Downing – người từng làm việc tại các vị trí quan trọng của nhiều thương hiệu thời trang xa xỉ trên thế giới như Gucci, Hermes, Burberry, Adidas, Nike, Dior… đã đến Việt Nam, trở thành Giám đốc Sáng tạo của hãng thời trang Giovanni – thương hiệu Việt mà tên tuổi chưa được thế giới biết đến.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 1

Tim Voegele-Downing đã có những trao đổi về lĩnh vực kinh doanh thời trang xa xỉ – lĩnh vực ông có nhiều năm kinh nghiệm “chinh chiến” trên đấu trường thế giới.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 2

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 3
Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 4

– Mọi chuyện bắt đầu cách đây gần 3 năm, khi tôi có cuộc gặp gỡ với ông Nguyễn Trọng Phi- Chủ tịch Giovanni. Đó lần đầu tiên tôi tới Việt Nam, một người bạn chung đã giới thiệu hai chúng tôi. Nguyễn Trọng Phi cho tôi một ấn tượng ông ấy là mẫu người không ngừng nỗ lực đổi mới với những thay đổi trên thị trường.

Điều tôi thích nhất ở Nguyễn Trọng Phi là sự cầu thị và không ngừng học hỏi từ những người ông ấy gặp. Ông Phi luôn nói với tôi ông ấy thấy bản thân còn thiếu sự tinh tế và kinh nghiệm về thời trang. Thời gian đó tôi đang ở Hà Nội, chúng tôi có thường xuyên gặp và trao đổi quan điểm về thời trang, thương hiệu với nhau.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 5
Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 6

– Trong thời gian ở Việt Nam, tiếp xúc với ông chủ của Giovanni Group, tôi cũng gặp gỡ nhiều thương hiệu Việt khác ở Hà Nội vào đến TP HCM. Chúng tôi cũng đến các nhà máy, các cửa hàng và xem xét sản phẩm ở thị trường. Tôi có ấn tượng tốt, bị thuyết phục khi chúng tôi đến cửa hàng Giovanni, nhìn thấy những cố gắng của ông Phi thể hiện qua cách trưng bày sản phẩm và trang trí cửa hàng.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 7

Tôi cho rằng, cách làm của Giovanni tốt hơn rất nhiều so với các thương hiệu khác tại Việt Nam. Điều đó giúp tôi nhận ra khát vọng của người đứng đầu thương hiệu, ông ấy mong muốn sự thay đổi để hướng đến những gì tinh tế hơn. Chúng tôi tìm thấy tiếng nói chung là mong muốn thay đổi, xây dựng môi trường thời trang hướng đến những giá trị hoàn mỹ hơn.

Đến một ngày, ông Nguyễn Trọng Phi đề nghị tôi trở thành Giám đốc sáng tạo của Giovanni Group, với hy vọng chúng tôi có thể cùng nhau giúp thương hiệu tái định vị, mang lại cảm nhận tinh tế hơn từ khách hàng, biến nó trở thành thương hiệu xa xỉ với giá thành không quá cao.

Tôi coi đây là một thách thức thú vị nên nhận lời và đánh giá đây là thương hiệu đủ tin cậy để tôi có thể cùng hợp tác. Tôi đã nhận lời trở thành Giám đốc Sáng tạo cho Giovanni từ cuối năm 2016.

02. Tôi đặc biệt có hứng thú với Giovanni

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 8

– Có một sự trái ngược trong thời trang so với các lĩnh vực khác là khi bắt đầu, bạn hãy cố gắng bắt đầu ở những thương hiệu lớn nhất. Trong ngành thời trang xa xỉ, thương hiệu lớn dẫn đầu làm chủ thị trường. Nếu bắt đầu

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 9

ở cấp độ thấp hơn, bạn sẽ không thể tiến đến một vị trí dẫn đầu, đủ tầm nhìn và sự am hiểu với thị trường đặc biệt này. Đó chính là lý do vì sao, tôi bắt đầu sự nghiệp của mình với công việc ở những thương hiệu lớn như Hermes, Gucci…

Nhưng trong vai trò của một nhà thiết kế, giám đốc sáng tạo, việc tạo cảm hứng lớn và xuyên suốt nhất đối với tôi là con người, không phải là sự hàonhoáng của thương hiệu hay mức giá của sản phẩm. Tôi ước mình có thể tạo ra niềm vui cho cả những người xa lạ, bất kể giàu nghèo. Tôi cũng hy vọng điều đó sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Do đó, sau thời gian dài làm việc ở các thương hiệu lớn, tôi trở nên đặc biệt hứng thú với các hãng nhỏ. Thực tế, trước khi bắt tay với Giovanni Group, tôi từng làm việc với khá nhiều thương hiệu nhỏ khi còn làm việc tại Burberry Nhật ( từ 1997 đến 2010).

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 10

– Tôi nhận thấy những thương hiệu nhỏ có những vấn đề và tình huống rất thú vị. Khi làm việc ở các công ty lớn, có lúc tôi cảm thấy nó như tàu Titanic quá lớn nên khó thay đổi hướng đi. Triết lý kinh doanh được định hình lâu đời, nó sẽ khó chấp nhận mạo hiểm và tạo ra những thay đổi vượt bậc.

– Tôi nhận thấy những thương hiệu nhỏ có những vấn đề và tình huống rất thú vị. Khi làm việc ở các công ty lớn, có lúc tôi cảm thấy nó như tàu Titanic quá lớn nên khó thay đổi hướng đi. Triết lý kinh doanh được định hình lâu đời, nó sẽ khó chấp nhận mạo hiểm và tạo ra những thay đổi vượt bậc.

Trong môi trường làm việc ở các thương hiệu lớn, quá nửa thời gian họ quan tâm đến chính trị trong công ty hơn là công việc. Khi bạn đo hiệu quả công việc với thời gian làm sẽ thấy công ty nhỏ có hiệu suất lớn hơn, trong khi ở các công ty lớn yếu tố này còn thỏa hiệp với các vấn đề khác. Ở công ty nhỏ, bạn có thể chỉ cần thông qua CEO là đưa ra thay đổi.

Tôi hiểu để giải quyết các vấn đề của thương hiệu nhỏ khó hơn nhiều so với hãng lớn, vì họ được sáng lập và vận hành bởi những người sở hữu, trong khi những thương hiệu lớn có đội ngũ vận hành chuyên nghiệp. Một hãng nhỏ muốn đưa ra quyết định lớn sẽ khó hơn là một thương hiệu lớn. Công ty lớn sẽ dễ dàng ứng phó với thay đổi của môi trường, bởi họ có nguồn nhân lực lớn và sức mạnh tài chính khổng lồ.

Nhưng thách thức bao giờ cũng thú vị, nhất là với thị trường nhiều tiềm năng khai thác như Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Tôi muốn giúp Giovanni tái định vị thương hiệu, mang lại cái nhìn và cảm nhận tinh tế cho thương hiệu, và không để Việt Nam mãi là “vùng trũng” về thời trang.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 11

03. Không thể coi Việt Nam là vùng trũng về thời trang

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 12

– Tôi đã làm việc tại nhiều quốc gia, tại những nơi đã được thiết lập đế chế thời trang như ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, nhận thấy các quốc gia này thị trường ngày một khó khăn. Tại đây người tiêu dùng đang mất đi sự hào hứng với ngành bán lẻ, thời trang, ít chào đón các sản phẩm mới.

Trong khi, Việt Nam là một thị trường tươi mới với nhiều thay đổi, con người chào đón những cái mới. Tôi cho rằng đây là đặc điểm thích hợp để quốc gia vươn mình phát triển nhanh hơn. Đó là những lý do khiến tôi có hứng thú với những gì đang diễn ra tại thị trường Việt Nam.

Đất nước các bạn có dân số dồi dào và trẻ, kinh tế đang phát triển nhanh. Thế hệ mới có tiềm lực kinh tế lớn, điều này tạo ra nguồn động lực và lợi thế đáng chú ý của thị trường.

Bây giờ chúng ta không thể coi châu Á nói chung và nhiều nước châu Á nói riêng như Việt Nam là “vùng trũng” về thời trang được nữa. Ngày nay các thương hiệu phương Tây muốn có doanh thu cần phải thành công ở thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 13

Bạn có thể thấy thị trường châu Á và Trung Quốc quan trọng với các thương hiệu phương Tây như thế nào bởi nếu có vấn đề gì đó, thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ví dụ, D&G là tâm điểm của báo chí khi họ tung ra bộ sưu tập mới tại Thượng Hải với quảng cáo được cho là phân biệt chủng tộc. Thời điểm đó tôi ở Trung Quốc và thấy D&G bị tẩy chay hoàn toàn, không có ai đến cửa hiệu, cổ phiếu sụt giảm và thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề.

Adidas có hơn 9.000 cửa hàng tại Trung Quốc và hướng tới mở thêm 3.000 cửa hàng trong vòng 3 năm tới (3 cửa hàng mỗi ngày). So sánh với 4.000 cửa hàng Zara tại Trung Quốc trong số 6.000 cửa hàng khắp thế giới, cho thấy thị trường Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trong ngành thời trang thế giới. Nhật Bản cũng vậy – đang trở thành một thị trường ngày càng lớn của các thương hiệu xa xỉ.

Tôi nghiên cứu quá trình phát triển của Nhật Bản diễn ra trong 25 năm, của Trung Quốc là 15 năm. Thị trường thời trang Việt hiện tại chưa có nhiều dấu ấn, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giống như câu chuyện ở Trung Quốc hay Nhật Bản.

Hiện nay, Việt Nam có tốc độ phát triền nhanh trong Đông Nam Á, nền kinh tế có thể phát triển nhanh nhất thế giới trong vòng 3-4 năm tới. Tuy mức thu nhập còn thấp, nhưng nền kinh tế đang tiến những bước nhanh chóng, đó là lý do tôi có hứng thú với thị trường này. Hiện tại là thời điểm quan trọng để Việt Nam phát triển với nhận diện và cá tính riêng. Bởi trong bất cứ cuộc chơi nào, mỗi nơi đều có ván bài riêng của mình, mà bạn có thể chưa biết trước nhưng bạn cần phải chơi đúng cách.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 14
Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 15

Trước đây khi tôi bắt đầu ở lĩnh vực thời trang xa xỉ, thời trang khác với ngày nay rất nhiều. Khi đó đồ xa xỉ thiên về chất lượng, sự hài lòng mà nó đem lại, ngày nay, nó bị ảnh hưởng nhiều bởi marketing. Thay vì đo đếm giá trị của sản phẩm, người ta ngày càng thiên về mục tiêu bán hàng.

Đối với tôi cách kinh doanh đó không phải là đúng đắn, làm mất hứng thú làm việc. Trước những thay đổi của thị trường, tôi cũng thay đổi công việc của mình. Tôi muốn làm việc cho những công ty tạo ra điều ý nghĩa và thỏa mãn cho cuộc sống của con người.

Nếu bạn dùng một món đồ xa xỉ vì bạn thực sự hiểu sự quý giá và giá trị nó đem lại cho bạn, bạn sẽ thấy hạnh phúc. Nhưng nếu bạn dùng đồ xa xỉ với mục đích thể hiện bản thân, cuối cùng bạn sẽ muốn nhiều hơn, có thể con người sẽ cảm thấy giá trị của mình bị giảm đi khi không có món đồ đắt tiền nào.Trong trường hợp này, đồ xa xỉ không làm bạn cảm thấy tốt hơn về bản thân mình, mà ngược lại cảm thấy tệ hơn.

Những công ty như Uniqlo hay Gucci, tôi nhận định họ hướng tới con người nhiều hơn, tạo ra sự hài lòng lớn hơn. Thương hiệu xa xỉ khác có sứ mệnh chân thật nhất mà tôi chứng kiến chính là Hermes. Hãng thời trang xa xỉ này có chất lượng và cam kết thực sự, uy tín, hướng tới giá trị từng sản phẩm đem đến cho khách hàng.

Tôi từng làm việc cho Hermes, đó là một công ty tuyệt vời, có thể coi là công ty chân thật nhất mà tôi từng làm việc, có trình tự và ý nghĩa thực sự trong từng sản phẩm, con người hoàn toàn cam kết với công việc của mình. Ở Giovanni, tôi cũng muốn tạo ra những giá trị như thế.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 16
Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 17
Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 18

– Tham vọng của ông Nguyễn Trọng Phi là mang Giovanni vượt ra ngoài Việt Nam, biến thương hiệu theo đẳng cấp thế giới. Đây cũng là mục tiêu lâu dài khi chúng tôi bắt tay cộng tác.

Nhưng tôi cho rằng trước khi bạn có thể thu hút đầu tư hay chuẩn bị cho sự mở rộng của thương hiệu, bạn cần chắc chắn đã có nền tảng vững vàng. Làm được điều đó, cần tạo ra nhận diện hình ảnh thương hiệu có tầm ảnh hưởng lớn, concept cửa hàng tác động mạnh mẽ, biểu tượng, ngôn ngữ hình ảnh thương hiệu ở mức tinh tế nhất.

Đó cũng chính là lí do vì sao bạn thấy hệ thống nhận diện, ý tưởng cửa hàng và website của Giovanni đã thay đổi tiệm cận với đẳng cấp của các thương hiệu châu Âu trong năm 2017.

Mặt khác, các sản phẩm phải được tạo ra cẩn thận, chắt lọc bởi tầm nhìn rõ ràng. Khi đó mới là thời điểm thích hợp để thương hiệu vươn ra khỏi thị trường trong nước. Khác với 10 năm trước, thị trường ngày nay đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn hơn khi bạn muốn mở cửa hàng, yêu cầu cao hơn về concept, sản phẩm, cửa hàng.

Do vậy, trong 10 năm đầu Giovanni đã hoàn thành sứ mệnh giới thiệu thương hiệu tại Việt Nam và bây giờ là thời điểm để nâng cấp, củng cố và tái định vị thương hiệu hướng tới mở rộng ra khu vực. Với số lượng gần 50 cửa hàng hiện diện ở những vị trị sang trọng của Giovanni, thương hiệu đã có tập khách hàng trung thành đủ mạnh và có đủ tự tin để tiến những bước xa hơn.

Nếu biết kể đúng câu chuyện và cung cấp sản phẩm đúng như kỳ vọng, Giovanni sẽ làm được những điều đó!

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 19

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 20

– Khi lớp người giàu trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, dù ở Nga, Mỹ, Nhật Bản nhiều năm trước hay Việt Nam bây giờ sẽ có nhóm người muốn thể hiện sự giàu có của mình. Người đàn ông muốn thu hút với phụ nữ khi có quyền lực và tiền. Họ thể hiện hình ảnh một phần qua những món đồ xa xỉ, xe ô tô, thể thao… Tương tự với những người phụ nữ, khi họ muốn thể hiện đẳng cấp của họ qua váy áo, giày, túi xách, trang sức…

Tôi muốn phục vụ những khách hàng nhìn nhận sản phẩm bởi giá trị của nó, nếu họ mua hàng để khoe khoang bản thân, chứng tỏ thiết kế của tôi chưa đủ tốt. Nếu họ mua một sản phẩm vì chính nó, tôi đã thành công. Tôi cũng chú ý đến môi trường bạn mua sản phẩm, không chỉ về chất lượng sản phẩm, mà còn ở thông điệp sản phẩm mang lại, và di sản của công ty sẽ nói gì về nó.

Nếu tôi tạo ra những món đồ mang lại sự hài lòng, bạn hiểu độ công phu làm nên sản phẩm ấy, người khác sẽ nhận thấy bạn có gu thẩm mĩ. Nếu bạn mua một sản phẩm vì nó đắt tiền, muốn người khác thấy điều đó, tôi biết rằng mình chưa tạo ra được sản phẩm tốt, đắt giá nhất.

Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 21
Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni - Ảnh 22

*Nội dung: Hồng Dung
*Ảnh: Giovanni
*Thiết kế: Đức Trần

Bạn đang đọc bài viết Cơ duyên đưa Tim Voegele-Downing tới Giovanni. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Tin mới

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.