Thứ năm, 03/04/2025 17:59 (GMT+7)
Thứ sáu, 19/08/2022 07:56 (GMT+7)

Chuyển đổi hơn 60 ha rừng tự nhiên để làm cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuật

Theo dõi KTMT trên

Để xây dựng dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đề nghị chuyển đổi 176ha rừng, trong đó có 60,20 ha rừng tự nhiên.

Ngày 18/8, đại diện Chi Cục kiểm Lâm tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã tổ chức điều tra hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, tổ chức thẩm định, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thẩm định và dự thảo tờ trình gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để xây dựng dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Tuy nhiên, theo ý kiến của Bộ vì dự án đi qua địa phận tỉnh Đắk Lắk trên diện tích rừng tự nhiên khá lớn và đề nghị xem xét phương án tối ưu theo hướng giảm thiểu diện tích rừng tự nhiên bị ảnh hưởng.

Chuyển đổi hơn 60 ha rừng tự nhiên để làm cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuật - Ảnh 1
Để triển khai xây dựng cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuật, Đắk Lắk đề nghị chuyển đổi 176 ha rừng, trong đó có 60,20 ha rừng tự nhiên.

Diện tích rừng đề nghị chuyển đổi là 176ha (nằm trên địa bàn 4 huyện). Trong đó, rừng tự nhiên là 60,20ha với tổng trữ lượng là 7.275m3; rừng trồng có diện tích là 116,75ha (cây cao su, keo).

Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu Sở ban hành công văn đề nghị Sở Tài nguyên và môi trường, Ban quản lý dự án 6 – Bộ Giao thông vận tải, cung cấp thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hướng tuyến tối ưu theo hướng giảm thiểu diện tích rừng tự nhiên bị ảnh hưởng. Hiện, đang chờ phản hồi của các đơn vị để tổng hợp báo cáo.

Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 vừa được Quốc hội Khóa XV thông qua chủ trương đầu tư. Dự án dài 117,5km, điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1 (khu vực cảng Nam Vân Phong, TX.Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), điểm cuối giao cắt với đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột (thuộc địa phận huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk).

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 22.000 tỉ đồng, dự kiến cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2026 và đưa vào khai thác đồng bộ vào năm 2027.

Chia sẻ với Tạp chí Điện tử Kinh tế Môi trường về vấn đề không đánh đổi rừng để phát triển kinh tế, TS.Trần Khắc Tâm Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng: Chủ trương của Chính phủ là không đánh đổi rừng lấy dự án, không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh và nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ dư luận, người dân. 

Việc phát triển cây xanh ở nước ta trước tiên phải bảo vệ, bảo tồn được rừng tự nhiên, rừng phòng hộ. Việc giữ được 1 ha rừng với cây lớn còn hiệu quả bằng trồng thêm 5-10 ha rừng mới. Nếu cứ lấy đất rừng để làm dự án thì việc trồng mới cũng không còn tác dụng.  

Còn theo chuyên gia Khương Bá Tuân – Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa khẳng định, việc Thủ tướng đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh là chủ trương đúng đắn, giúp phát triển ngành lâm nghiệp, cải thiện môi trường sống. Hiện nay, việc quan trọng nhất là phải giữ được vốn rừng hiện có, không đươc phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng nhất là rừng đã có, rừng tự nhiên gồm rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Sau đó mới chú trọng đến việc trồng mới, nếu như không giữ được rừng thì việc trồng mới cũng không có ý nghĩa.

Thanh Tân

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi hơn 60 ha rừng tự nhiên để làm cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục
Ba tháng đầu năm, TP. Hải Phòng thu ngân sách đạt hơn 47.800 tỷ đồng, hơn 40% dự toán thu ngân sách cả năm nay. Đây là thông tin được công bố tại phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3 của UBND Thành phố Hải Phòng diễn ra sáng nay (3/4).
Kinh tế Hải Dương tăng trưởng tích cực trong quý 1
UBND tỉnh Hải Dương vừa tổ chức hội nghị (mở rộng) để xem xét tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I/2025, theo đó, trong 3 tháng đầu năm, một số ngành, lĩnh vực của Hải Dương đạt mức tăng trưởng rất tích cực.
TP.HCM: Tăng trưởng quý I cao nhất trong 5 năm qua
Tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM trong quý I năm 2025 đạt nhiều kết quả tích cực; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I ước tăng trên 7,4% so với cùng kỳ. Và đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020 đến nay.