Thứ tư, 27/11/2024 10:16 (GMT+7)
Chủ nhật, 19/04/2020 08:14 (GMT+7)

Cập nhật Covid-19: Thế giới có hơn 2,3 triệu ca mắc, 160.421 ca tử vong

Theo dõi KTMT trên

Trong vòng 24h qua, thế giới ghi nhận thêm hơn 75.686 ca mắc Covid-19 và 6.276 ca tử vong do Covid-19.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 19/4, tổng số ca nhiễm virus Corona chủng mới SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) trên toàn thế giới là 2.324.549 trường hợp, trong đó 160.421 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là 595.410 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Cập nhật Covid-19: Thế giới có hơn 2,3 triệu ca mắc, 160.421 ca tử vong - Ảnh 1
Ảnh: Time

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 27.055 ca mắc và 1.766 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 736.790 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 38.920 trường hợp.

Một số bang tại Mỹ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế. Bang Texas và bang Vermont sẽ cho phép một số doanh nghiệp mở cửa lại từ ngày 20/4, còn Montana sẽ bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ 24/4.

Tuy nhiên, một số thống đốc bang đã cảnh báo họ sẽ không vội vàng mở cửa trở lại nền kinh tế của mình trong bối cảnh hiện nay.

Tại Tây Ban Nha, số ca mắc Covid-19 vượt mốc 191.000 sau khi ghi nhận thêm 887 trường hợp trong ngày 18/4. Tây Ban Nha hiện là “ổ dịch” lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất ở châu Âu. Số ca tử vong do Covid-19 của Tây Ban Nha hiện tại là 20.639 sau khi ghi nhận thêm 637 trường hợp trong ngày 18/4.

Thủ tướng Tay Ban Nha Pedro Sanchez đã đề nghị Quốc hội nước này gia hạn tình trạng khẩn cấp dể tiếp tục áp lệnh phong tỏa đến ngày 9/5 sau khi lệnh phong tỏa hiện nay kết thúc vào 25/4 tới. Tuy nhiên, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế sẽ không được thực hiện đồng bộ trên toàn lãnh thổ Tây Ban Nha mà sẽ tuỳ theo diễn biến dịch tại mỗi vùng.

Italy ngày 18/4, nước này ghi nhận thêm 3.491 ca mắc mới và 482 ca tử vong. Tổng số ca mắc bệnh tại Italy hiện tại là 175.925, trong đó có 23.227 ca tử vong. Italy hiện là nước có số ca mắc Covid-19 cao thứ 3 thế giới sau Mỹ và Tây Ban Nha nhưng là nước có số ca tử vong do dịch bệnh này cao thứ 2 thế giới sau Mỹ.

Hiện chính phủ Italy đang chuẩn bị các kịch bản cho việc nối lại một số hoạt động kinh tế sau ngày 4/5, trong đó có khả năng cho mở lại các công viên, nhà hàng, quán bar nhưng hạn chế số người. Tuy nhiên, chuyên gia của WHO và cố vấn cho chính phủ Italy, ông Walter Ricciardi cảnh báo làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 chắc chắn sẽ quay lại và việc Italy sớm nới lỏng các hạn chế có thể khiến làn sóng này bùng phát sớm hơn.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Pháp tính đến hết ngày 18/4 là 151.793 sau khi ghi nhận thêm 3.824 ca mắc mới trong ngày. Số ca tử vong ghi nhận trong ngày là 642, nâng tổng số ca tử vong lên 19.323.

Ngày 18/4, Đức này gi nhận thêm 1.945 ca mắc mới và 107 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 143.342 trong đó có 4.459 ca tử vong.

Anh ghi nhận thêm 5.525 ca mắc và 888 ca tử vong do Covid-19 trong ngày 18/4. Như vậy, tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này hiện tại là 114.217 trường hợp, trong đó 15.464 ca tử vong.

Giáo sư Anthony Costello tại viện Sức khỏe Toàn cầu UCL, London, cho rằng chính phủ Anh đã ứng phó với Covid-19 quá chậm chạp và cảnh báo hơn 40.000 người nước này có thể chết do dịch bệnh này. Theo ông Costello, Anh cần tiến hành xét nghiệm diện rộng và xây dựng các hệ thống phù hợp để đối phó với đợt bùng phát mạnh mẽ hơn của đại dịch.

Bên cạnh đó, Anh hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đồ bảo hộ cho các nhân viên y tế. Nhiều công đoàn và hiệp hội nghề nghiệp tại Anh đã phát cảnh báo rằng các nhân viên y tế có quyền từ chối làm việc nếu không được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, để trấn an các nhân viên y tế, Bộ trưởng Nhà ở Robert Jenrick khẳng định, ngay trong ngày 19/4, nước Anh sẽ nhận 84 tấn đồ bảo hộ y tế từ Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có 400.000 bộ quần áo bảo hộ.

Số ca mắc Covid-19 tại Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt Iran sau khi ghi nhận thêm 3.783 ca mới trong ngày 18/4. Tổng số ca mắc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện tại là 82.329 trường hợp, trong đó có 1.890 ca tử vong.

Trong khi đó, tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran hiện tại là 80.868 sau khi ghi nhận thêm 1.374 trường hợp trong ngày 18/4. Tống số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 5.031 trường hợp.

Dịch bệnh tại Nga tiếp tục diễn biến phức tạp. Nước này ghi nhận thêm 4.785 ca mắc và 40 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca mắc bệnh lên 36.793 trường hợp, trong đó 313 trường hợp tử vong.

Phần lớn các trường hợp mắc bệnh tại Nga đều ở độ tuổi dưới 60. Cơ quan giám sát và bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng liên bang Nga (Rospotrebnadzor), cho biết, trong cấu trúc tuổi của những ca mắc bệnh tại Nga có đến 80% là người dưới 60 tuổi, 5% là trẻ em và chỉ 15% là những người trên 60 tuổi. Lý do người già tại Nga ít bị mắc bệnh là do thế hệ lớn tuổi ở Nga đã được bảo vệ tối đa khi họ tuân thủ nghiêm túc giãn cách xã hội hơn người trẻ tuổi.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, với 36.658 ca mắc và 2.354 ca tử vong do dịch bệnh này.

Tổng số ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc đại lục là 82.719 trường hợp, trong đó có 4.632 ca tử vong. Trung Quốc đại lục là nơi đầu tiên trên thế giới bùng phát dịch Covid-19 nhưng giờ đã không còn là tâm dịch của thế giới. Các ca mới ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong ngày vẫn chủ yếu là các ca nhập cảnh.

Số ca mắc Covid-19 tại các nước châu Á khác vẫn tiếp tục tăng.

Số ca mắc bệnh tại Nhật Bản đã vượt mốc 10.000 sau khi ghi nhận thêm 509 ca mới.

Ấn Độ hiện đã có 15.722 ca mắc và 521 ca tử vong. Con số này tại Hàn Quốc là 10.573 và 232.

Indonesia hiện đã trở thành ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á với 6.248 ca mắc, trong đó có 535 ca tử vong. Các con số này ở Philippines là 6.087và 379, ở Singapore là 5.992 và 11, ở Malaysia là 5.305 và 88.

Hoàng Phạm

Bạn đang đọc bài viết Cập nhật Covid-19: Thế giới có hơn 2,3 triệu ca mắc, 160.421 ca tử vong. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Masan 2024: Tích cực với mảng cốt lõi tiêu dùng bán lẻ
Năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế xã hội Việt Nam, mặc dù được đánh giá tốc độ phục hồi không quá nhanh nhưng thị trường tiêu dùng bán lẻ đã bước đầu có những tín hiệu khả quan và dự báo có tiềm năng bứt phá hơn trong thời gian tới.