Thứ ba, 30/04/2024 17:40 (GMT+7)
Thứ ba, 19/03/2024 05:59 (GMT+7)

Bộ trưởng Tài chính nêu nguyên nhân vì sao đơn vị thẩm định giá không dám định giá đất

Theo dõi KTMT trên

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, nhiều công ty thẩm định giá không dám thẩm định giá đất có nguyên nhân từ sợ rủi ro về pháp lý khi tính giá đất.

Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc sáng 18/3, một số đại biểu quan tâm đến vấn đề thanh tra, chất lượng của hoạt động thẩm định giá.

Đại biểu Lã Thanh Tân – Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng đặt câu hỏi về quan điểm và hướng giải quyết của Bộ trưởng trước tình trạng hiện nay nhiều doanh nghiệp thẩm định giá từ chối thẩm định giá đấu thầu mua sắm trang thiết bị cho hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước và tính giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Bộ trưởng Tài chính nêu nguyên nhân vì sao đơn vị thẩm định giá không dám định giá đất - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.

Trả lời, Bộ trưởng Tài chính cho hay, giá đối với các mặt hàng cũng như đất, các sản phẩm do Nhà nước định giá được quy định cụ thể ở Luật Giá và luật chuyên ngành. Trong đó, giá chuyên ngành được giao cho các bộ, ngành quản lý.

Ví dụ như giá đất cũng như hướng dẫn xây dựng giá, kiểm tra giá đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách. Tương tự, giá thiết bị y tế, thuốc thì Bộ Y tế thanh tra, phụ trách. Những sản phẩm do Nhà nước bỏ ngân sách ra mua thì Bộ Tài chính phối hợp cùng với Bộ Y tế xác định giá tối đa, còn giá cụ thể thì Bộ Y tế quyết định.

Cũng theo ông Hồ Đức Phớc, giá điện do Bộ Công Thương quyết định và phải kiểm tra, xử lý, còn Bộ Tài chính hướng dẫn chung.

Việc một số doanh nghiệp không dám thẩm định giá, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất có thể do công việc của các doanh nghiệp nhiều nên không thể nhận thêm.

Thứ hai là doanh nghiệp sợ rủi ro về pháp lý. Rủi ro pháp lý có nhiều nguyên nhân như năng lực kém, quy định pháp luật có nhiều cách hiểu khác nhau sau này sẽ xảy ra vấn đề sai phạm và một số nguyên nhân khác nữa.

Người đứng đầu Bộ Tài chính lấy ví dụ về xác định giá đất. Hiện nay, quy định pháp luật đưa ra 4 phương pháp tuy nhiên chủ yếu sử dụng phương pháp thặng dư. Đây là phương pháp ước tính hay còn gọi là phương pháp giả định với giả định đầu vào, đầu ra, chi phí, doanh thu. Việc giả định đưa ra nhiều tham số khác nhau thì dễ dẫn đến sai phạm. Cho nên các cơ quan thẩm định đưa ra ý kiến về mặt tư vấn nhưng sau này sai phạm thì cũng phải chịu trách nhiệm.

"Ví dụ căn nhà khi đưa ra thẩm định giá là tài sản hình thành trong tương lai nên được ước tính bán ra 20 triệu đồng/m2, tuy nhiên khi bán thật lại là 25 triệu đồng/m2. Việc chênh lệch 5 triệu đồng/m2 khiến kết quả định giá bị sai và cơ quan định giá phải chịu trách nhiệm", Bộ trưởng Phớc  phân tích.

Còn có lý do nữa, Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu là do phương pháp xác định giá, phương pháp cơ bản là xác định chi phí, giá thị trường với những hàng hóa, xác định theo tiêu chí thẩm định giá của doanh nghiệp. Nhưng, có nhiều cách hiểu khác nhau, nhiều lúc chưa đồng nhất, có quan điểm cho rằng khi xác định giá thì phải lấy giá xuất nhập khẩu, cộng chi phí trung gian. Cũng có quan điểm cho rằng, lấy báo giá của những người đã bán hàng để xác định giá khởi điểm.

Hay xác định thiệt hại trong vụ án hình sự, nhiều người nói xác định tại thời điểm vi phạm, có người nói xác định khi khởi tố, người lại nói khi xác định khi xét xử, ông Hồ Đức Phớc nêu thêm.

Bộ trưởng Tài chính cũng nêu thực tế không loại trừ một số công ty thẩm định giá cấu kết với doanh nghiệp nâng giá nên bị xử lý hình sự. Điều này cũng mang đến tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp thẩm định giá khác.

Về việc cấu kết của các doanh nghiệp định giá, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết Luật Giá 2023 đã khắc phục những vấn đề còn tồn tại hạn chế của Luật Giá 2012 và bổ sung nhiều giải pháp để ngăn chặn.

"Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai những vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trong công tác giá hay vấn đề kê khai giá không chính xác để xử lý và xử phạt. Vấn đề phát hành chứng thư thẩm định giá khống, thẩm định viên cấu kết với các đơn vị đối tác để nâng giá lên phải được xử lý nghiêm minh", Bộ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Tài chính nêu nguyên nhân vì sao đơn vị thẩm định giá không dám định giá đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

9,27 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/4/2024 bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước.
Lâm Đồng tăng cường thu ngân sách năm 2024
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

Tin mới

Điện Biên Phủ: Điểm hẹn lịch sử
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tổ chức khai mạc Triển lãm “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 / 7-5-2024).