Thứ sáu, 22/11/2024 06:23 (GMT+7)
Thứ năm, 29/08/2024 06:45 (GMT+7)

Bộ trưởng Bộ TN&MT: Xử lý nhanh vi phạm, tránh kéo dài thời gian để hợp thức hóa sai phạm về đất đai

Theo dõi KTMT trên

2 ngày sau khi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), ngày 28/8, ông Đỗ Đức Duy đã chủ trì cuộc họp hoàn thiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Báo cáo tại cuộc họp, bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai - Bộ TN&MT khẳng định Luật Đất đai năm 2024 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng, trong đó có các quy định để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đất đai.

Luật đã bổ sung nhiều quy định yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện để quản lý, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả; một số hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đã không còn phù hợp, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi.

Bộ trưởng Bộ TN&MT: Xử lý nhanh vi phạm, tránh kéo dài thời gian để hợp thức hóa sai phạm về đất đai - Ảnh 1
ông Đỗ Đức Duy chủ trì cuộc họp hoàn thiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Bà Mỹ cho biết, đối với quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm, xong vẫn còn tồn tại một số bất cập.

Chẳng hạn như mức xử phạt còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe; do lịch sử quá trình quản lý, sử dụng đất đai phức tạp, nhiều hành vi vi phạm đã xảy ra trong quá khứ chưa được phát hiện, xử lý… nhất là các hành vi vi phạm đã xảy ra trước ngày 15/10/1993 (cách đây hơn 30 năm) là rất khó xác định, thời hiệu xử phạt đã hết; một số biện pháp khắc phục hậu quả chưa phù hợp với thực tế…

Ngoài ra, hành vi sử dụng đất không đúng mục đích không còn là hành vi bị nghiêm cấm mà còn cho phép được sử dụng đa mục đích đối với một số trường hợp (điều 218 luật Đất đai 2024); điều kiện để nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cũng được mở rộng đối tượng, hạn mức...

Vì vậy, dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai gồm có 4 chương, 36 điều. Trong đó giữ nguyên 4 chương và giảm 8 điều so với Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Việc ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.

Sau khi cùng lãnh đạo các cơ quan chuyên môn phân tích, làm rõ các nội dung trong dự thảo, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị ban soạn thảo phải quy định chi tiết, đầy đủ các hành vi vi phạm, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả bảo đảm phù hợp với Luật Đất đai, Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Thanh tra.

Bảo đảm sự phù hợp, đồng bộ và thống nhất giữa pháp luật về đất đai và các quy định của pháp luật khác có liên quan; bảo đảm kế thừa, ổn định của hệ thống pháp luật đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp với thực tiễn.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ TN&MT đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, kiến nghị các nội dung về mức xử phạt, thẩm quyền xử phạt trên quan điểm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn việc vi phạm về pháp luật đất đai, xử lý nhanh nội dung vi phạm tránh kéo dài thời gian để hợp thức hoá sai phạm về đất đai; phân cấp, phân quyền đồng thời thiết lập công cụ kiểm soát quyền lực của cơ quan và người có thẩm quyền trong quản lý đất đai.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Bộ TN&MT: Xử lý nhanh vi phạm, tránh kéo dài thời gian để hợp thức hóa sai phạm về đất đai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thanh Hóa: Đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản quy định tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành văn bản về việc đẩy nhanh tiến độ tham mưu, xây dựng các văn bản theo thẩm quyền quy định chi tiết việc thực hiện Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật.