Do nhu cầu về diện tích làm nương rẫy với phương thức canh tác luân canh lạc hậu… nên hằng năm nhiều diện tích rừng tái sinh có độ tuổi nhiều năm trên địa bàn Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) bị người dân tàn phá.
Nậm Pồ là huyện biên giới của tỉnh Điện Biên, có gần 150.000 ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích có rừng hơn 63.000ha với tỉ lệ che phủ đạt hơn 42%. Trong ảnh: Nhiều thưng ván và vô số cây gỗ nằm la liệt trên diện tích rộng lớn. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Gần 1 ha rừng tái sinh giáp ranh giữa trên địa bàn bản bản Huổi Sang (xã Nà Hỳ) và bản Nậm Ngà (xã Nậm Chua) bị người dân ''khai tử''. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Thực trạng rừng bị chặt phá, đốt thường diễn ra vào khoảng thời gian từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Trong ảnh: Những thân cây gỗ to được dân cưa xẻ làm gỗ thành phẩm vuông thành sắc cạnh. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Rừng tái sinh có độ tuổi nhiều năm ở vị trí triền đồi và vùng ''yên ngựa'' trên địa bàn huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) bị triệt hạ không thương tiếc. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Việc có nhiều người dân sinh sống trong khu vực có rừng và nhu cầu về đất canh tác, gỗ để làm nhà ở, dựng chuồng trại chăn nuôi đã dẫn đến tình trạng rừng bị tổn hại nghiêm trọng. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Những cánh rừng tái sinh trên địa bàn 2 xã Nà Hỳ, Nậm Chua của huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đang khẩn thiết cầu cứu. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Việc thu gom, phân loại gỗ và vận xuất thân gỗ ra khỏi hiện trường còn có sự tham gia của lực lượng lao động nữ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) ''Máu'' rừng nằm la liệt trên con đường nối địa bàn xã Nà Hỳ và Nậm Chua (huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Đại diện Hạt kiểm lâm huyện Nậm Pồ cho rằng, khu vực có diện tích gần 1 ha rừng có độ tuổi nhiều năm này bị chặt phá không nằm trong quy hoạch 3 loại rừng nên không thể xử lý được. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Đây là khu vực rừng ở vị trí đầu nguồn có chức năng giữ và cung cấp nguồn nước cho Nhà máy nước có công suất hơn 1.000 m3/ngày đêm của huyện Nậm Pồ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Rừng tái sinh có độ tuổi từ 7 đến 8 năm tuổi địa phận giáp ranh giữa bản Huổi Sang (xã Nà Hỳ) và bản Nậm Ngà (xã Nậm Chua) bị người dân chặt hạ, đốt để lấy đất làm nương rẫy. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Vết cưa sắc lẹm tại một gốc thân cây gỗ bị triệt hạ gần đây. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Đường kính gốc của một cây gỗ trên cánh rừng tái sinh có diện tích gần 1 ha bị dân đốn hạ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN) Chu vi vành thân của một gốc thân cây có độ tuổi nhiều năm đã bị triệt hạ. (Ảnh: Xuân Tiến/TTXVN)
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định về việc cho Công ty TNHH MTV Trường Tuấn (gọi là Công ty Trường Tuấn) thuê 100.000 m2 đất để thực hiện dự án Khai thác mỏ cát làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Yên Phong, huyện Yên Định.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác mỏ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Hà Sơn, huyện Hà Trung đối với Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Trường Phát.
Việc tăng cường công tác quản lý đất đai cần được triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ, triệt để, nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi lợi dụng thời điểm sáp nhập để trục lợi cá nhân.
Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn trong hoạt động khai thác cát làm VLXD. Qua hội nghị cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ còn một mỏ cát tại huyện Yên Định đang hoạt động.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Cục Cảnh sát giao thông, Công an TP Hải Phòng tổ chức lễ ra quân triển khai đợt tổng kiểm soát các phương tiện có gắn thiết bị bơm hút và phương tiện vận chuyển cát, sỏi hoạt động trên các tuyến đường thủy nội địa.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Văn bản về việc chấp thuận chủ trương thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong khu vực mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Văn bản số 7586/UBND-NNMT về việc tăng cường chỉ đạo xử lý các dự án có sử dụng đất đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước vi phạm pháp luật về giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất trên địa bàn.
UBND huyện Thanh Chương (Nghệ An) vừa ban hành quyết định xử phạt Công ty CP khai thác cát sạn và vận tải Thanh Chương 249 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 2 tháng.
Định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và gắn kết với địa phương.
Lâm Đồng đang triển khai loạt chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho doanh nghiệp tư nhân, từ hạ tầng, tín dụng đến cải cách thủ tục, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn phát triển mới.
Sáng 3/7, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ trao quyết định bổ nhiệm lãnh đạo cho 54 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND Thành phố, đồng thời công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập mới.
Bình Liêu đang từng bước khẳng định vị thế của mình, là điểm sáng trong phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh Quảng Ninh. Hành trình xanh hóa vùng biên cương được triển khai nhiều năm trở lại đây đã mang lại hiệu quả phát triển kinh tế bền vững.
Lào Cai sau khi sáp nhập với Yên Bái đã bước vào chương mới với diện tích vượt 13.200 km², dân số gần 1,7 triệu người và GRDP đạt trên 123.600 tỷ đồng.
Lấy doanh nghiệp tư nhân làm trung tâm, hỗ trợ thông qua các cơ chế ưu đãi về tín dụng xanh, chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong công nghiệp môi trường.
Trong bối cảnh chi phí xây dựng tăng, shophouse hoàn thiện cơ bản, sẵn sàng vận hành đang là lựa chọn đầu tư chiến lược, giúp bảo toàn vốn, tối ưu dòng tiền và tạo giá trị bền vững cho nhà đầu tư cũng như người dùng cuối.
UBND tỉnh Hải Dương (cũ) chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư phía Đông đường Yết Kiêu, phường Cộng Hoà, TP Chí Linh (Hải Dương) nay là phường Trần Hưng Đạo, thành phố Hải Phòng.