Thứ sáu, 03/05/2024 12:02 (GMT+7)
Thứ bảy, 09/03/2019 16:36 (GMT+7)

Báo động đỏ: Hà Nội đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về mức độ ô nhiễm.

Theo dõi KTMT trên

Theo báo cáo mới nhất của

tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á, Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 2 trong khu vực,chỉ đứng sau Jakarta của Indonesia

Cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới cập nhật cho thấy khoảng 90% người trên thế giới đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Khoảng 7 triệu người tử vong mỗi năm do phơi nhiễm với các hạt bụi siêu nhỏ trong không khí.

Tất cả khu vực trên thế giới đều bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí, nhưng người dân ở các thành phố thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất. Khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất là phía Đông Địa Trung Hải và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Gần đây, tổ chức IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á đưa ra dữ liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm bụi mịn (PM2.5) trong Báo cáo Chất lượng Không khí Toàn cầu 2018 và Bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới.

Theo đó, ở Đông Nam Á, Jakarta và Hà Nội là hai thành phố có mức độ ô nhiễm bụi nặng nề nhất khu vực. Nồng độ bụi trong không khí của Hà Nội trong năm 2018 ở mức 40,8 μg/m3, thấp hơn một chút so với Jakarta (45,3 μg/m3). Trong khi đó mức khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của WHO chỉ là (10 μg/m3).

Báo động đỏ: Hà Nội đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về mức độ ô nhiễm. - Ảnh 1
Mức độ ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại các quốc gia Đông Nam Á.

Một ngày con người cần 10.000 lít không khí để thở. Ô nhiễm không khí là khi thành phần của không khí bị thay đổi, chất độc hại thải vào môi trường vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường. Không khí qua cơ thể có gây bệnh hay không phụ thuộc miễn dịch, chức năng đào thải cơ thể, chất độc hại vào cơ thể, mức độ… Nhóm dễ bị ảnh hưởng là người cao tuổi, phụ nữ có thai, có thể gây ảnh hưởng bào thai, trẻ em, người có bệnh sẵn… Tác động của ô nhiễm không khí đến sức khỏe khá lớn, đặc biệt là với trẻ em vì có tốc độ thở gấp 2 lần người lớn. Chất lượng không khí không đảm bảo có thể gây bệnh về đường hô hấp, tim, ung thư.

Bụi PM 2.5 là tác nhân ô nhiễm ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi. Ảnh hưởng đến sức khỏe của nó sẽ tùy theo thành phần, tính chất (hữu cơ, thuốc trừ sâu, kim loại nặng…) của bụi mịn (nhiễm độc, ung thư, hen…).

Báo động đỏ: Hà Nội đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về mức độ ô nhiễm. - Ảnh 2
Mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang ở mức báo động

Nói về tác động của ô nhiễm bụi mịn PM2.5 đến sức khỏe, đơn vị nghiên cứu cho biết việc tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, đột quỵ, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp, bao gồm các triệu chứng hen suyễn. Trung bình, tuổi thọ toàn cầu giảm 1,8 năm do ô nhiễm không khí – nói cách khác, nếu mọi người đều được sống trong bầu không khí sạch, trung bình chúng ta sẽ sống lâu hơn 1,8 năm.

Cũng theo bản Báo cáo, biến đổi khí hậu đang làm cho tác động của ô nhiễm không khí trở nên tồi tệ hơn thông qua thay đổi điều kiện khí quyển và khuếch đại các đám cháy rừng. Ngoài ra, tác nhân chính của biến đổi khí hậu – đốt nhiên liệu hóa thạch – cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí trên toàn cầu. Do đó, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng không khí của chúng ta.

“Chính quyền địa phương và trung ương có thể giúp giải quyết các tác động của ô nhiễm không khí bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng báo cáo và giám sát đầy đủ. Đốt nhiên liệu hóa thạch – than, dầu và khí đốt được xác định là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí phổ biến trên toàn cầu. Tình trạng này trở nên tồi tệ hơn bởi vấn nạn chặt phá rừng. Chúng tôi muốn các nhà lãnh đạo suy nghĩ một cách nghiêm túc về vấn đề sức khỏe và khí hậu bằng việc xem xét sự chuyển dịch công bằng thoát khỏi khỏi nhiên liệu hóa thạch, đồng thời cho chúng ta biết rõ mức độ chất lượng không khí để có thể thực hiện các bước giải quyết khủng hoảng sức khỏe và khí hậu này”, Giám đốc điều hành của Greenpeace Đông Nam Á, ông Yeb Sano, cho biết.

Hiện nay Việt Nam chưa có số liệu cụ thể ca bệnh liên quan trực tiếp đến ô nhiễm không khí. Dự báo của Sở Tài nguyên môi trường Hà Nội cho thấy, tỷ lệ người dân bị viêm phổi, nhập viện vì khó thở, tim mạch… có thể tăng gấp đôi vào năm 2020 nếu không có biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm.

Trần Giang(T/h)

Bạn đang đọc bài viết Báo động đỏ: Hà Nội đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á về mức độ ô nhiễm.. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Festival phở 2024 tổ chức tại Nam Định
Từ ngày 15-17/3 diễn ra Festival phở năm 2024 được tổ chức tại Nam Định - địa phương nổi tiếng với món ăn truyền thống lâu đời của người Việt, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Hà Nam: “Trắng đêm” giữ bình yên cho người dân đón Tết
Để ngăn chặn hành vi sử dụng chất liệu nổ, pháo hoa, pháo nổ trái phép trong đêm giao thừa cán bộ chiến sỹ công an xã Nhật Tân đã tổ chức tuyên truyền, tuần tra, lập chốt tại các điểm nóng, khu vực nhạy cảm, sử dụng flycam giám sát từ trên cao.

Tin mới