Thứ ba, 07/05/2024 02:12 (GMT+7)
Thứ ba, 03/08/2021 06:06 (GMT+7)

An toàn giao thông và bài học từ các nước phát triển trên thế giới

Theo dõi KTMT trên

An toàn giao thông, tai nạn giao thông là những vấn đề nóng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Trong khi không ít quốc gia phải “vật lộn” để giải quyết bài toán ATGT thì Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc… lại sớm đạt được nhiều thành công.

Singapore - quốc gia đi đầu về giải pháp giao thông đô thị

Là một quốc đảo có diện tích rất nhỏ nhưng Singapore lại sở hữu mật độ dân số tương đối cao. Số lượng phương tiện giao thông của nước này cũng được xếp vào danh sách hàng đầu thế giới (khoảng 281 phương tiện/km). Đặc biệt, Singapore không có quỹ đất để mở rộng, phát triển giao thông như những quốc gia khác.

Đứng trước bài toán nan giải đó, từ đầu những năm 1980, Chính phủ Singapore đã đề ra một loạt chính sách xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS), khoa học, bài bản bao gồm việc xây dựng, phân luồng đường, quản lý tắc nghẽn, quản lý sự cố...

An toàn giao thông và bài học từ các nước phát triển trên thế giới - Ảnh 1
Giao thông đông đúc tại Singapore. (Ảnh: Torque Singapore)

Theo các chuyên gia Singapore, các vấn đề thường xuyên xảy ra như phương tiện gặp sự cố, tai nạn trên đường gây ra 60% số vụ tắc nghẽn tại các thành phố. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý đã sử dụng hệ thống tư vấn và giám sát đường cao tốc thông minh EMAS giúp thu thập thông tin, dữ liệu giao thông và phát hiện sự cố với các thiết bị phát hiện và qua các camera giám sát được lắp đặt trên đường.

Khi có sự cố xảy ra, trung tâm điều hành sẽ phát tín hiệu đến các đơn vị liên quan, điều động xe khắc phục, đồng thời thông báo sự cố trên các bảng quảng cáo điện tử trên tuyến đường cao tốc để các phương tiện đang lưu thông tránh vị trí có sự cố nhằm giảm thiểu tắc nghẽn có thể phát sinh, tăng cường độ an toàn trên các tuyến đường.

Tầm nhìn chiến lược của Singapore là đến năm 2030 bảo đảm tăng cường mạnh hệ thống giao thông công cộng, giảm thời gian di chuyển và 80% số hộ gia đình chỉ mất 10 phút đi bộ đến trạm xe công cộng. Đây được cho là bước đi hiệu quả để đưa “đảo quốc Sư tử” trở thành hình mẫu hàng đầu về giải pháp cho giao thông đô thị.

Hàn Quốc - Ứng dụng triệt để công nghệ cao để đảm bảo ATGT

Hệ thống giao thông ở Hàn Quốc thực sự là một hệ thống hiện đại hàng đầu mà mọi quốc gia khác trên thế giới cần học hỏi theo. Bắt đầu từ năm 2011, Hàn Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống cáp quang Internet tốc độ cao tại 3.500 km đường cao tốc.

Hệ thống này đã thiết lập nên một mạng lưới giao thông thông minh cấp quốc gia, gọi tắt là ITS, góp phần đưa hệ thống giao thông của Hàn Quốc lên một tầm cao mới. Mạng lưới giao thông thông minh này được ứng dụng đối với tất cả các loại hình giao thông trên toàn bộ đất nước Hàn Quốc nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến đó là hệ thống giao thông công cộng. 

An toàn giao thông và bài học từ các nước phát triển trên thế giới - Ảnh 2
Hệ thống giao thông ở Hàn Quốc được đánh giá là hiện đại và thông minh nhất thế giới. (Ảnh minh họa)

Mới đây, chính quyền thành phố Seoul vừa giới thiệu 20 dịch vụ kết nối để báo trước rủi ro trên đường, kết nối không chỉ phương tiện với phương tiện mà còn giữa phương tiện với cơ sở hạ tầng giao thông và người đi bộ, trao đổi thông tin trên mạng 5G để ngăn ngừa tai nạn liên quan đến người đi bộ. Các dịch vụ hữu ích liên quan đến tín hiệu giao thông cũng sẽ được cung cấp. Ví dụ, người lái xe sẽ được thông báo về màu sắc của đèn tín hiệu giao thông phía trước, số giây còn lại của đèn xanh, và thậm chí cảnh báo về khả năng vi phạm tín hiệu giao thông.

Bên cạnh đó, nhờ các camera ghi hình được lắp đặt tại các khu vực nguy hiểm, chính quyền thành phố sẽ đưa ra các cảnh báo cho lái xe về những người đi bộ bất cẩn, các xe dừng, đỗ trái luật và cảnh báo va chạm phía trước với xe bắt đầu vào làn.

Ngoài ra, Luật Giao thông đường bộ Hàn Quốc có các quy định rất chặt chẽ đối với việc tham gia giao thông. Hệ thống camera được lắp đặt dày đặc trên khắp các tuyến đường để có thể giám sát được tất cả các tình huống giao thông 24/7. Theo đó, hệ thống camera giao thông này sẵn sàng ghi lại mọi tình huống vi phạm để phạt nguội một cách nghiêm minh. 

Không chỉ nổi tiếng với hệ thống giao thông hiện đại mà văn hóa giao thông ở Hàn Quốc cũng được nhiều người ngưỡng mộ. Người Hàn Quốc rất coi trọng văn hóa xếp hàng. Vì vậy mà chúng ta có thể thấy khi đi xe bus hay tàu điện ngầm họ đều lên xuống xe theo đúng thứ tự. Tuyệt đối sẽ không có chuyện chen lấn hay đẩy hàng khi tham gia giao thông trên các phương tiện công cộng.

Văn hóa giao thông tại Nhật Bản 

Nhật Bản là một trong các nước văn minh, sạch sẽ nhất thế giới, trong đó giao thông ở đây cũng khiến người ta ấn tượng. Khi đến với Nhật Bản, bạn sẽ phải choáng ngợp trước hệ thống giao thông hiện đại và có quy củ. Nhật Bản chia các tuyến đường giao thông rất rõ ràng và cũng tiến hành phân làn riêng cho từng loại xe. 

Hiện nay, tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông chủ yếu là tàu điện, xe bus, taxi, xe đạp. Những phương tiện giao thông nội thành và có giá thành tương đối rẻ. Để đi đến các thành phố khác có thể sử dụng thêm Shinkansen (tàu điện tốc độ cao), máy bay, tàu thuyền.

Người đi xe ô tô phải tuân theo sự chỉ dẫn của đèn giao thông, biển báo, ký hiệu chỉ dẫn trên đường. Nơi có biển báo nhất thời dừng lại thì phải dừng tạm thời và quan sát sự an toàn bên trái, bên phải. Ở vạch sang đường đang có người cố gắng băng qua thì phải dừng lại và cho họ đi trước.

Ở Nhật Bản nếu người tham gia giao thông bằng xe đạp và xe máy thì tuyệt đối không được chở thêm người, mà chỉ được phép đi một mình. Người đi xe đạp, xe máy phải đi phía bên trái đường, không chạy song song với xe khác. Đi xe đạp vào buổi tối bắt buộc phải bật đèn hay gắn các thiết bị phản xạ khi di chuyển vào ban đêm và tuân thủ đúng các biến báo, tín hiệu. Tuy nhiên, có một điều nghiêm khắc hơn là xe đạp ở Nhật Bản phải tham gia bảo hiểm và dán tem chống trộm.

An toàn giao thông và bài học từ các nước phát triển trên thế giới - Ảnh 3
Vào giờ cao đảm, để đảm bảo an toàn cho phụ  nữ, học sinh tiểu học và trẻ em các nhà ga sẽ có khu vực lên tàu riêng cho khoang này. (Ảnh minh họa)

Văn hóa giao thông Nhật Bản còn được thể hiện khi họ đi tàu điện, thang cuốn. Khi sử dụng tàu điện là phương tiện để di chuyển, những người đứng chờ tàu điện đến đều phải xếp hàng dài ngay ngắn và đứng về hai bên để cho người trên tàu xuống. “Văn hóa tàu điện ngầm” là cụm từ được người dân xứ sở Hoa anh đào nhắc đến nhiều, cũng là kim chỉ nam hình thành nên văn hóa khi lên tàu của họ. 

Nguyễn Luận (T/h)

Bạn đang đọc bài viết An toàn giao thông và bài học từ các nước phát triển trên thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ngành hàng không nói gì khi bị nghi lãi lớn do tăng giá vé máy bay?
Các hãng hàng không mới đây đã đồng loạt báo lãi lớn, nhiều người nghi vấn rằng nguồn lãi đến từ việc tăng giá vé máy bay nội địa. Tuy nhiên, lãnh đạo một hãng hàng không cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến báo lãi là do đã đẩy mạnh khai thác quốc tế.

Tin mới

Kiến nghị "lệnh cấm" tiền mặt khi mua bán vàng
Để siết quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, Tổng cục Thuế đã có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.