Thứ năm, 03/07/2025 10:01 (GMT+7)
Thứ sáu, 16/08/2019 08:20 (GMT+7)

93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020

Theo dõi KTMT trên

Theo quyết định của Chính phủ, nhiều tổng công ty, ngân hàng lớn sẽ phải thực hiện cổ phần hoá ngay trong 2 năm tới như: Agribank, Vinacomin, Vinafood1… mà nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 26/2019/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020. Theo đó, trong danh sách lần này gọi tên 93 doanh nghiệp.

Cụ thể, 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá mà Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Công ty mẹ (Vinacomin); Tổng công ty Lương thực miền Bắc (Vinafood 1); Công ty TNHH một thành viên Khoáng sản.

93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020 - Ảnh 1
93 doanh nghiệp phải thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020

Có 62 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa mà Nhà nước giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ gồm: Tổng công ty viễn thông Mobifone, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Cà Phê, Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem), Tổng công ty Vận tải Hà Nội, Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị (UCID)…

Ngoài ra, sẽ cổ phần hoá 27 doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc không nắm giữ cổ phần như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)…

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện cổ phần hóa (hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp) đúng kế hoạch; xây dựng lộ trình tiếp tục bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa đảm bảo phù hợp với tiêu chí quy định.

Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; những trường hợp đặc thù, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tại địa phương, phục vụ chiến lược phát triển ngành và các trường hợp đặc thù khác.

Đối với các trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá mà Nhà nước cần nắm giữ từ 36% đến 50% vốn điều lệ khi thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống hoặc không nắm giữ cổ phần… thì báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định đối với trường hợp cụ thể.

Bộ trưởng Bộ quản lý ngành, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành cổ phần hóa theo đúng tiến độ quy định.

Hải Nam

Bạn đang đọc bài viết 93 doanh nghiệp phải cổ phần hóa đến hết năm 2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đồng Nai công bố bộ máy lãnh đạo mới sau sáp nhập
Sáng 30/6, Đồng Nai chính thức công bố nghị quyết sáp nhập với Bình Phước, thành lập tỉnh Đồng Nai mới, mở ra giai đoạn phát triển chiến lược với bộ máy lãnh đạo tinh gọn, hướng đến mô hình quản trị hiện đại.

Tin mới

Pin có phải điểm yếu của Galaxy Z Flip 7?
Dù có thiết kế độc đáo và hiệu năng ấn tượng, một chiếc smartphone sẽ khó thuyết phục người dùng nếu thời lượng pin không đủ sử dụng trong suốt cả ngày. Với Galaxy Z Flip 7, Samsung đã nỗ lực cải tiến cả phần cứng và phần mềm để tối ưu thời gian sử dụng.