Thứ bảy, 20/04/2024 22:19 (GMT+7)
Thứ hai, 07/06/2021 19:00 (GMT+7)

65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư

Theo dõi KTMT trên

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 701 công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư tai Việt Nam thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ.

Nhằm mục đích tạo thuận lợi thông thoáng cho hoạt động đầu tư của người dân, doanh nghiệp, chủ đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam bao gồm: 10 thủ tục hành chính cấp Trung ương (Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ; Thủ tục gia hạn thời hạn hoạt động của dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ;…) và 55 thủ tục hành chính cấp tỉnh (22 thủ tục hành chính do Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện; 23 thủ tục hành chính do Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Ban quản lý) thực hiện).

65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư - Ảnh 1
Các thủ tục hành chính được coi là không cần thiết được bãi bỏ trong lĩnh vực đầu tư.

Đồng thời, Bộ cũng bãi bỏ 56 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 1038/QĐ-BKHĐT ngày 28/7/2017 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (như quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc thẩm quyền UBND cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội…); 2 thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định số 814/QĐ-BKHĐT ngày 25/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (như trình tự, thủ tục, quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án sân golf thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với dự án thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và dự án không thuộc diện cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư). Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký 2/6/2021.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính chung 5 tháng đầu năm 2021, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước đạt 133,4 nghìn tỉ đồng, bằng 28,7% kế hoạch năm và tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 bằng 22,8% và tăng 16,2%), gồm có: Vốn Trung ương quản lý đạt 20,9 nghìn tỉ đồng, bằng 27,1% kế hoạch năm và tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương quản lý đạt 112,5 nghìn tỉ đồng, bằng 29% kế hoạch năm và tăng 13%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14 tỉ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 5 tháng đạt 546,7 triệu USD, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước.

Những điểm nghẽn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư

Nhiều doanh nghiệp bày tỏ khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp gặp phải chính là thủ tục hành chính, sự chồng chéo giữa các quy định pháp luật và cả sự đùn đẩy trách nhiệm của một số cán bộ sở ngành.

Theo báo cáo của VCCI chỉ ra những “điểm nghẽn” chủ yếu gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên ngành trong cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan.

Cụ thể, tổng thời gian giải quyết các thủ tục hành chính liên ngành trong cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan còn phát sinh tỉ lệ đáng kể các trường hợp kéo dài hơn so với quy định.

Cùng với đó, việc hướng dẫn, hỗ trợ thông tin thực hiện thủ tục hành chính liên ngành trong cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục có liên quan còn chưa tiếp cận đến tất cả các doanh nghiệp. Một số cán bộ, giải quyết và tiếp nhận hồ sơ trong lĩnh vực xây dựng còn gây phiền hà cho doanh nghiệp.

Vẫn còn tỉ lệ đáng kể doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức khi thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực này.

Bê cạnh đó, theo báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng cho thấy, trong các thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai thì việc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh hiện đang "nỗi lo" lớn đối với các doanh nghiệp như: Thủ tục hành chính thuê, mua đất phức tạp; Quy hoạch đất đai chưa đáp ứng được như cầu của doanh nghiệp; Giải phóng mặt bằng chậm; Giá thuê đất cao.

Nêu ra những khó khăn mà doanh nghiệp thường gặp phải, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam cho biết, thủ tục hành chính về đất đai liên quan đến nhiều lĩnh vực, mỗi thủ tục để thực hiện dự án đầu tư liên quan đến đất đai đều mất nhiều thời gian do quy trình phải hỏi ý kiến “đầy đủ ban bệ” một cách trùng lặp cho tất cả các bước đang làm chậm quá trình đầu tư.

Thực tế cho thấy, những lợi ích cục bộ, sự trì trệ, bảo thủ của các quy định, chính sách đã lỗi thời và của con người chính là các rào cản ảnh hưởng tới nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng. Thời sắp tới, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, những rào cản đang dần được loại bỏ. Cách tiếp cận đồng hành, kiến tạo phát triển doanh nghiệp đang dần lan tỏa trong nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực.

L.T

Bạn đang đọc bài viết 65 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực đầu tư. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó nguy cơ cháy rừng
Tình trạng nắng nóng gay gắt dự báo diễn ra tháng 4-6/2024, nhiều địa phương cần chủ động phòng, chữa cháy rừng tại các khu vực có nguy cơ cao. Vừa qua Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng cấp quốc gia.

Tin mới