Thứ bảy, 21/12/2024 23:37 (GMT+7)
Thứ năm, 01/06/2023 11:00 (GMT+7)

Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều

Theo dõi KTMT trên

UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành các văn bản gửi các sở, ngành, đơn vị liên quan nhằm chủ động các biện pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân; phòng ngừa.

Theo đó, tại Công văn số 997/UBND-KT ngày 24/5/2023, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên theo dõi thông tin dự báo KTTV, diễn biến thời tiết, kiểm kê nguồn nước để có kế hoạch, phương án sử dụng hợp lý, chủ động triển khai phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn, đảm bảo phục vụ sản xuất, dân sinh. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền để người dân có ý thức về tình hình nắng nóng, hạn hán, chủ động thực hiện biện pháp tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, phòng, chống cháy, nổ trong sản xuất, sinh hoạt.

UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá, cân đối khả năng nguồn nước các hồ chứa thủy lợi, ao đầm tự nhiên, xây dựng kế hoạch phòng, chống hạn hán, nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn vụ Hè Thu năm 2023 và kế hoạch tổng thể cho giai đoạn từ năm 2023 - 2025; tăng cường thực hiện giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chủ động tích trữ nước, lập kế hoạch dùng nước, lịch tưới, mức tưới của từng đợt theo các thời kỳ sinh trưởng của cây trồng; thực hiện giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho lúa và cây trồng cạn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu vào các thời kỳ nhạy cảm về nước của cây trồng, lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến tận dụng tối đa nguồn nước trong khe suối, ao đầm tự nhiên phục vụ tưới đầu vụ Hè Thu, dành nước các hồ thủy lợi để phòng, chống hạn cuối vụ Hè Thu...

Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều - Ảnh 1
Tình trạng thiếu nước tại một số khu vực của tỉnh Quảng Bình đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, các địa phương tổ chức quán triệt và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn thực hiện hiệu quả phương án phòng, chống hạn hán, nắng nóng, thiếu nước, xâm nhập mặn, phát động phong trào “Toàn dân làm thủy lợi” để tôn cao bờ vùng, bờ thửa, đắp chặn các kênh rạch nội đồng, ao hồ tự nhiên trữ nước; nạo vét, đắp bịt các lỗ rò rỉ kênh mương; chủ động xây dựng, triển khai phương án chở, cấp nước sinh hoạt, không để xảy ra thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là vùng núi cao, vùng ven biển, vùng thường xuyên thiếu nước sinh hoạt.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi kiểm tra, rà soát, xác định diện tưới vụ Hè Thu của từng công trình thủy lợi, từng xứ đồng để xây dựng phương án chuyển đổi cây trồng cụ thể; chỉ đạo các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ cấp nước, ngăn mặn đang xây dựng nhằm khẩn trương đưa vào khai thác, vận hành.

Đài KTTV Quảng Bình tổ chức theo dõi diễn biến KTTV, kịp thời cảnh báo cho các địa phương và cơ quan liên quan để có giải pháp ứng phó. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Bình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh tăng cường tuyên truyền để người dân có ý thức về tình hình hạn hán, chủ động thực hiện biện pháp tiết kiệm nước trong sản xuất cũng như sinh hoạt…

Tại Công văn số 996/UBND-KT, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương quán triệt thực hiện nghiêm túc Luật Đê điều, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và các quy định pháp luật liên quan.

Theo đó, UBND tỉnh cũng yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo xử lý dứt điểm, đúng quy định pháp luật vụ vi phạm tồn đọng; kiên quyết xử lý, thu hồi theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý, thu hồi đối với diện tích đất bãi sông, trong phạm vi bảo vệ công trình đê điều sử dụng sai mục đích, vi phạm pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra thường xuyên, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời từ khi vi phạm mới phát sinh; tăng cường xử phạt vi phạm hành chính, buộc đối tượng vi phạm khôi phục lại hiện trạng ban đầu hoặc tổ chức cưỡng chế theo quy định; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra những vụ việc vi phạm mới...

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, thanh tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị trong công tác quản lý, bảo vệ đê điều đúng quy định của pháp luật; phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra rà soát hiện trạng hệ thống đê điều, phát hiện hư hỏng, các yếu tố bất lợi gây mất an toàn đê điều; kịp thời xử lý những sự cố phát sinh trước, trong mùa mưa lũ, bão.

UBND tỉnh cũng yêu cầu các sở, ngành liên quan chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát, sỏi gây mất an toàn đê điều, ảnh hưởng thoát lũ của các tuyến sông có đê; không tham mưu giao đất, cho thuê đất trong phạm vi bảo vệ đê điều; bố trí nguồn kinh phí thực hiện cắm mốc phạm vi bảo vệ đê điều; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, phương tiện truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về đê điều...

Bạn đang đọc bài viết Quảng Bình: Tăng cường biện pháp phòng chống hạn hán, đảm bảo an toàn công trình đê điều. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Con đường "đắt nhất hành tinh" bao giờ về đích?
Dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục ở Hà Nội, được mệnh danh là con đường “đắt nhất hành tinh”, tiếp tục được đại biểu HĐND TP.Hà Nội đưa ra chất vấn tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.Hà Nội khóa XVI.

Tin mới