Tính đến nay có 257 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu (so với cả năm 2021 là 113 lượt tăng). Ngân hàng Nhà nước đánh giá diễn biến lạm phát thế giới và điều hành của FED gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư.
Phục hồi tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh đang là ưu tiên hàng đầu của các nước trong đó có Việt Nam. Đây là một lựa chọn tất yếu và là cơ hội lớn để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia tiên phong trong khu vực.
Kinh tế Việt Nam vẫn được Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's Analytics đánh giá tích cực về triển vọng tăng trưởng. Việt Nam cũng là nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương duy nhất được nâng đáng kể dự báo tăng trưởng GDP.
Nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự phục hồi mạnh của nền kinh tế với nhiều kết quả, được bạn bè quốc tế đánh giá cao nên xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam ở mức "ổn định" và "tích cực".
Xu hướng phát triển thị trường tín dụng xanh và trái phiếu xanh với các dự án có gắn các mục tiêu môi trường nhằm hướng đến mục tiêu "kép" là tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch Điện VIII, hiện đang trong quá trình phê duyệt, là một minh chứng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ về thực hiện cam kết COP26.
Tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ TN&MT, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng các nhiệm vụ trong giai đoạn tiếp theo hết sức nặng nề với nhiều bài toán "hóc búa" cần lời giải hiệu quả, kiên trì không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.
Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược, gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát.
Xây dựng Thủ đô Hà Nội, TP.HCM và các TP trực thuộc TƯ thành các đô thị năng động, sáng tạo, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị; có vai trò quan trọng trong mạng lưới đô thị của khu vực Đông Nam Á, châu Á.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết các giải pháp đang hướng dòng vốn tín dụng vào sản xuất kinh doanh; kiểm soát dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán.
Trong giai đoạn 2010-2021, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng. Năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 336,31 tỷ USD, tăng 19,5% so với năm 2020.
Tăng trưởng kinh tế, quá trình đô thị hóa diễn ra là những áp lực ngày một nặng nề hơn đối với nhiệm thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị hiện nay.
Trong Quý II, hãng hàng không Bamboo Airways đã ghi nhận nhiều tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh hậu dịch. Với mức doanh thu tăng 50% so với quý I, và vượt 30% so với kế hoạch đầu năm.
Tính chung 6 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 371,17 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2021 trong đó xuất khẩu tăng 17,3%, nhập khẩu tăng 15,5%.
Cả nước hieenj có khoảng 335 khu công nghiệp vaf 17 khu kinh tế. Các khu kinh tế, khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và đóng góp ngân sách Nhà nước.