Làm việc với Tỉnh ủy Bắc Ninh và Bắc Giang, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc nhấn mạnh: "Về công tác nhân sự, cần tính toán kỹ lưỡng, tạo nên bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả cho năm nay và những năm tiếp theo..."
100% đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ thống nhất tán thành chủ trương sắp xếp các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ với trung tâm đặt ở Việt Trì.
Trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp, nguyện vọng của nhân dân về tên gọi của các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập, tên xã của tỉnh Hà Nam sẽ lấy theo tên huyện hoặc gắn với các danh nhân, địa danh lịch sử cách mạng...
Sở Xây dựng tỉnh Hà Tĩnh vừa trình UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan đề xuất phương án bố trí lại trung tâm hành chính - chính trị cho các đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập.
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, sau khi sáp nhập 2 tỉnh lấy tên là tỉnh Hưng Yên, tỉnh mới Hưng Yên sẽ có 11 phường và 93 xã.
Dự kiến sau sáp nhập, UBND cấp xã sẽ có tối đa 4 phòng, ban, HĐND cấp xã có 2 ban. Chức danh lãnh đạo có 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch UBND và các trưởng phòng.
Trung ương dự kiến hợp nhất tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thành một tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Đồng Nai với 4.427.700 người, trở thành tỉnh có dân số lớn nhất.
Nhiều năm qua, Nghệ An luôn được biết đến là tỉnh có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với trên 16.000 km². Tuy nhiên, theo đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp, tỉnh Lâm Đồng mới sẽ có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước sau khi sáp nhập.
Nếu việc thực hiện việc sáp nhập các tỉnh thành theo Nghị quyết 60-NQ/TW, quy mô kinh tế của nhiều địa phương sẽ có sự thay đổi đáng kể, theo hướng tăng cao.
Chính phủ hướng dẫn việc đặt tên cho đơn vị hành chính mới phải được nghiên cứu kỹ, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.
Chiều 14/4, tại Tỉnh uỷ Phú Thọ, Thường trực Tỉnh uỷ Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình đã họp thống nhất triển khai Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các văn bản của Trung ương về sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Việc sáp nhập Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hòa Bình sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực Tây Bắc, nâng cao khả năng thu hút đầu tư và kết nối hạ tầng.
Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã có hiệu lực thi hành, các địa phương hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý trụ sở, tài sản công của cơ quan, đơn vị tại đơn vị hành chính sau sắp xếp.
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, sau cuộc họp của Bộ Chính trị, các nội dung liên quan đến số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh cần sắp xếp, sáp nhập đã được làm rõ.
Gần đây thông tin về việc sáp nhập tỉnh luôn nhận được sự quan tâm từ dư luận, dựa theo số liệu từ Cục Thống kê và các trang TTĐT của các tỉnh, có một số tỉnh thành vẫn chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về dân số và diện tích của đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình cho biết, bên cạnh viêc sáp nhập, chất lượng cán bộ cấp xã cũng sẽ được nâng cao, tương đương với cán bộ cấp tỉnh. Do Bí thư xã có thể trở thành tỉnh ủy viên, thậm chí tham gia Ban Thường vụ tỉnh ủy.