Thứ năm, 25/04/2024 06:55 (GMT+7)
Thứ hai, 08/04/2019 15:34 (GMT+7)

Nhóm dầu khí kéo VN-Index tăng vượt 997,56 điểm, cặp đôi MSN-MSR đối mặt sóng gió “tương ớt Chin-su”

Theo dõi KTMT trên

Nỗ lực tăng điểm của nhóm Bluechips, cổ phiếu ngân hàng cùng nhóm dầu khí hút mạnh dòng tiền… là những trụ cột giúp VN-Index giữ vững đà tăng điểm. Đóng cửa phiên 8/4, VN-Index tăng 8,3 điểm lên 997,56 điểm, giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 4.000 tỷ đồng.

Nhóm dầu khí kéo VN-Index tăng vượt 997,56 điểm, cặp đôi MSN-MSR đối mặt sóng gió “tương ớt Chin-su” - Ảnh 1

Thị trường chứng khoán sáng nay 8/4 giao dịch hưng phấn khi các nhóm cổ phiếu đóng vai trò trụ cột tăng điểm, nhất là nhóm cổ phiếu bluechip, dầu khi, ngân hàng… vẫn duy trì đà tăng tích cực đã giúp VN-Index nhanh chóng vượt qua mốc 990 điểm.

Dòng tiền vào thị trường trong buổi sáng vẫn dè dặt, trong khi áp lực bán dần xuất hiện khiến thị trường nhanh chóng hạ nhiệt, có thời điểm VN-Index lùi sát mốc 989,6 điểm.

Tuy nhiên, sang đến phiên chiều thị trường giao dịch hưng phấn khi dòng tiền đổ mạnh vào các nhóm bluechips, ngân hàng, dầu khí…

Đáng chú ý, sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu dầu khí GAS, PVS, PVD, PVB, PVC, PXS, PVT, PLX… khi bật tăng mạnh, hút dòng tiền lớn đã trở thành yếu tố đẩy chỉ số chung tăng tích cực. Cụ thể, GAS tăng 2,1% lên 106.000 đồng/cp. PVS tăng 4% lên 23.300 đồng/cp. PVD tăng 4% lên 7.800 đồng/cp. PLX tăng 1,3% lên 62.200 đồng/cp.

Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng duy trì đà tăng vững chắc mang tới sắc xanh trên diện rộng, như: VCB tăng 1.600 đồng/CP, CTG tăng 400 đồng/CP, ACB tăng 600 đồng/CP, BID tăng 450 đồng/CP…

Nhóm các Bluechips như: VHM, VRE, PNJ, PLX, BVH, VIC, VNM là động lực chính giúp thị trường tăng điểm. Ngược lại, các Bluechips FPT, MSN, VCB, VPB, MWG đang giảm điểm và kìm hãm đà tăng của thị trường. Trong khi đó, các cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, dệt may giao dịch khá thận trọng trong phiên đầu tuần…

Ở nhóm ngành hàng tiêu dùng, giới đầu tư dường như đang “nín thở” theo dõi diễn biến của nhóm cổ phiếu họ Masan gồm MSN và MSR khi giảm nhẹ phiên sáng, nhưng về cuối phiên lại tăng nhẹ. Đóng cửa MSN giữa giá tham chiều 88.300 đồng/CP, còn MSR giảm 0.2 điểm xuống 20.200 đồng/CP, khớp ít 12.400 cổ phiếu.

Cuối tuần qua, Masan lại đối mặt sóng gió khi thông tin Nhật Bản thu hồi 18.000 chai tương ớt nhãn hiệu Chin-su có chứa chất cấm theo quy định của nước sở tại lan truyền. Qua kiểm nghiệm, hàm lượng axit benzoic trong lô tương ớt Chin-su bị thu hồi từ 0,41 -0 ,45g/kg. Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản cấm sử dụng axit benzoic trong tương ớt bởi cảnh báo sử dụng chất phụ gia này vượt quá liều lượng cho phép trong thời gian dài có nguy cơ gây nguy hại sức khoẻ.

Nhóm dầu khí kéo VN-Index tăng vượt 997,56 điểm, cặp đôi MSN-MSR đối mặt sóng gió “tương ớt Chin-su” - Ảnh 2

Masan đối mặt sóng gió khi thông tin Nhật Bản thu hồi 18.000 chai tương ớt nhãn Chin-su gậy “bão” mạng

Masan đã lập tức lên tiếng cho rằng, tập đoàn chưa xuất khẩu sản phẩm Chin-su loại này vào thị trường Nhật Bản. Dù vậy, Masan cho rằng lô tương ớt Chin-su này có thể là “sản phẩm dành riêng cho thị trường Việt Nam hoặc hàng hoá không rõ xuất xứ”.

Phiên đầu tuần tiếp tục chứng kiến sự “nổi loạn” của nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ khi nhiều mã tăng trần.

Nổi bật là các penny như TIG, QCG, PPI, ART, DCL, VHG… đã tăng kịch trần. Trong đó, VHG đã tăng liên tiếp hàng chục phiên, đóng cửa ở 1.090 đồng/CP, tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng nửa tháng qua.

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu khác cũng tăng điểm ấn tượng như NLG, BAX, SCR, NVL…

Về cuối phiên sáng giao dịch có phần khởi sắc hơn, nhóm cổ phiếu dầu khí nới rộng đáng kể đà tăng.

Kim Anh

Bạn đang đọc bài viết Nhóm dầu khí kéo VN-Index tăng vượt 997,56 điểm, cặp đôi MSN-MSR đối mặt sóng gió “tương ớt Chin-su”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.

Tin mới

WB: Kinh tế Việt Nam đang hồi phục tăng trưởng
Theo Báo cáo cập nhật kinh tế 6 tháng Điểm lại mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4, Kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau, với dự báo tăng trưởng sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6,0% vào năm 2025.