Thứ năm, 28/03/2024 22:18 (GMT+7)
Chủ nhật, 26/06/2022 08:30 (GMT+7)

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về Ngày lạnh thế giới 26/6

Theo dõi KTMT trên

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng và lợi ích thiết yếu của ngành công nghiệp lạnh, điều hòa không khí và bơm nhiệt đối với cuộc sống xã hội hiện đại, Ngày lạnh Thế giới 2022 được lấy chủ đề "CoolingMatters".

Bắt đầu từ năm 2019, Ngày Lạnh Thế giới (World Refrigeration Day) được tổ chức kỷ niệm vào ngày 26/6 hằng năm với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển và áp dụng các giải pháp làm mát bền vững và sáng tạo của cả cộng đồng, các chính phủ, các quốc gia, ngành công nghiệp và các bên liên quan vì lợi ích của môi trường và thế hệ tương lai.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về Ngày lạnh thế giới 26/6 - Ảnh 1
Ngày Lạnh Thế giới 2022: Cooling Matters. 

Ngày 4/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP chính thức phê duyệt Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Theo lộ trình thực hiện, Việt Nam chỉ được tiêu thụ các chất HFC từ năm 2024 ở mức cơ sở và phải giảm dần sử dụng, cho đến năm 2045 lượng tiêu thụ các chất HFC sẽ giảm 80% so với lượng tiêu thụ cơ sở (lượng tiêu thụ trung bình 3 năm 2020, 2021, 2022).

Việc phê duyệt và triển khai các hành động thực hiện Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thể hiện trách nhiệm của Việt Nam là thành viên tham gia Nghị định thư Montreal, tích cực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước, cộng đồng quốc tế trong việc kiểm soát và loại trừ các chất HFC.

Trong điều kiện của một nước đang phát triển và chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam đã và đang thể hiện nỗ lực cao trong các hoạt động bảo vệ tầng ô-dôn, góp phần giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu nhằm thực hiện mục tiêu của Nghị định thư Montreal.

Nghị định số 06/2022/NĐ-CP Chính phủ ngày 7/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn đã chi tiết hóa nhiều nội dung về quản lý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, quản lý các môi chất lạnh được kiểm soát theo Nghị định thư Montreal và quy định lộ trình xây dựng, triển khai thị trường trao đổi tín chỉ các bon tại Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang phối hợp chặt chẽ với với các Bộ, Ủy ban nhân dâp các tỉnh, thành phố, cơ quan liên quan, các tổ chức trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, Nghị định số 06 và các văn bản quy định hướng dẫn thực thi.

Có thể thấy trong thời gian này và tương lai, Việt Nam dành nhiều sự quan tâm đến các công tác bảo vệ môi trường, phát triển xanh bền vững. Điều này được thể hiện thông qua cam kết của nước ta tại COP26, cùng những chính sách điện sạch mới, sự ra đời của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Trong lĩnh vực làm lạnh, các môi chất lạnh HFC được biết đến là các chất thay thế sử dụng rộng rãi. Mặc dù vậy, việc sử dụng các chất này đóng góp một phần không nhỏ làm khí hậu trái đất nóng lên. Chính vì vậy, các quốc gia trên thế giới đã thống nhất thông qua Bản sửa đổi, bổ sung Kigali thuộc Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, với mục tiêu sẽ giúp loại trừ hàng triệu tấn CO2 tương đương, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ thống khí hậu Trái đất.

Linh Chi (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Nâng cao nhận thức của cộng đồng về Ngày lạnh thế giới 26/6. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hà Nội “mạnh tay” xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây
TP. Hà Nội sẽ không cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường với các dự án, cơ sở không có biện pháp, công trình xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả ra sông Cầu Bây.

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.