Theo Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư, dịch COVID-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế nên Việt Nam cần chủ động có những giải pháp quyết liệt để bảo đảm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năm 2020, trong số các mặt hàng nông sản chủ lực có gạo, cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỉ USD, tăng 5,1% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỉ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỉ USD, tăng 3,6%.
Trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, hoạt động thương mại và đầu tư thế giới suy giảm nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỉ USD, tăng 5,1% so với năm 2019.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới làm đứt gãy thương mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn giữ được mức tăng dương.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tám tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỉ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 174,11 tỉ USD, tăng 1,6%; nhập khẩu đạt 162,21 tỉ USD, giảm 2,2%.
Những tháng đầu năm, nền kinh tế toàn cầu bị suy giảm trước tác động của đại dịch Covid-19, đồng nghĩa với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sụt giảm mạnh. Mặc dù xuất khẩu trong tháng 6 đã có những bước chuyển tích cực so thời gian trước, nhưng dự báo khó khăn còn chồng chất, quá trình hồi phục chắc chắn còn mất nhiều thời gian.
Nửa đầu năm 2020, xuất khẩu điều nhân các loại đạt 232.000 tấn, tăng trên 16% về lượng nhưng kim ngạch chỉ đạt xấp xỉ 1,53 tỉ USD, tăng 1% so với cùng kỳ 2019 do giá xuất khẩu bình quân giảm gần 14%.
Hiện Khu chế xuất-Khu công nghiệp TP.HCM quản lý hơn 1.300 doanh nghiệp với 320.000 lao động tại các khu, tạo ra kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt 10,56 tỉ USD.
Theo chuyên gia, đẩy mạnh khai thác các thị trường lân cận, đặc biệt là ASEAN được xem là giải pháp để doanh nghiệp duy trì kim ngạch xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.
Dịch Covid-19 bùng phát từ cuối tháng 1/2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, Việt Nam được nhận định là quốc gia khống chế dịch tương đối tốt và nhiều cơ hội từ thị trường sẽ đến trong những tháng tới.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bước đầu đã đóng góp tích cực vào hoạt động thương mại của Việt Nam sau một năm có hiệu lực thi hành (ngày 14-1-2019). Tuy nhiên, để hiệp định này tiếp tục tạo thêm xung lực mới cho các hoạt động kinh tế và nhất là đẩy mạnh cải cách thể chế như kỳ vọng, cần có sự sẵn sàng và khả năng thích ứng của các cơ quan hoạch định chính sách cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN).
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (vốn FDI) trong 2 tháng đầu năm nay đạt gần 6,47 tỉ USD, chỉ bằng 76,4% so với cùng kỳ năm 2019.