Thứ năm, 25/04/2024 00:09 (GMT+7)
Thứ tư, 06/10/2021 13:30 (GMT+7)

Hệ thống khử mặn bằng sóng biển đầu tiên trên thế giới sẵn sàng hoạt động

Theo dõi KTMT trên

Thiếu nước ngọt đã trở thành một trong những thách thức lớn đối với nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Khử mặn trong nước tạo cơ hội để gia tăng nguồn cung cấp nước ngọt. Hệ thống khử mặn bằng sóng biển đầu tiên trên thế giới đã sẵn sàng hoạt động.

Khan hiếm nước là một cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn, ảnh hưởng đến 2/3 dân số thế giới không được tiếp cận với nước sạch trong ít nhất một tháng mỗi năm. Các nhà khoa học ước tính rằng đến năm 2025, một nửa dân số thế giới có thể sống ở những khu vực khan hiếm nước.

Theo đó, ý tưởng về quá trình khử mặn đã có từ gần 50 năm nay và có vẻ như là một giải pháp đầy hứa hẹn về lâu dài. Tuy nhiên, phương pháp khử mặn thẩm thấu ngược (RO) phổ biến lại khá tốn kém về mức tiêu thụ năng lượng.

Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu từ dự án H2020 W2O do Liên minh Châu Âu tài trợ đã đưa ra một giải pháp khả thi, với hệ thống ngoại lưới chạy bằng năng lượng tái tạo.

Khử mặn bằng công nghệ hỗ trợ từ sóng biển

Các nhà khoa học đã sử dụng sức mạnh của sóng biển, một nguồn năng lượng tái tạo vô tận và mạnh mẽ, để khử mặn nước biển thành nguồn nước ngọt.

Hệ thống khử mặn bằng sóng biển đầu tiên trên thế giới sẵn sàng hoạt động - Ảnh 1
Hệ thống khử muối chạy bằng sóng. (Ảnh: Interesting Engineering)

Olivier Ceberio, thành viên của nhóm nghiên cứu dự án cho biết, "khai thác sức mạnh của sóng biển với một công nghệ có thể sản xuất nước ngọt cho nhiều người trong số 2,1 tỉ người trên toàn cầu đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nước uống an toàn là giải pháp tiến bộ mới". 

Hệ thống không nối lưới, mang tính cách mạng Wave20 của nhóm có thể được lắp đặt nhanh chóng, hoạt động hoàn toàn ngoài lưới điện và sản xuất số lượng lớn nước ngọt với chi phí thấp. Đây là hệ thống khử mặn chạy bằng sóng đầu tiên trên thế giới không cần điện. Theo đó, Wave20 truyền năng lượng từ một nguồn năng lượng không giới hạn với sự trợ giúp của Bộ chuyển đổi năng lượng sóng (WEC) được đặt trên đáy biển di chuyển qua lại với sóng một cách dễ dàng.

Theo thống kế của Ủy ban châu Âu, sản lượng nước hàng ngày của hệ thống mới có thể đáp ứng nhu cầu nước của khoảng 40.000 người, đây là một tin tuyệt vời đối với những người đang đối phó với tình trạng khan hiếm nước ở các khu vực xa xôi trên thế giới. 

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang chạy thử nghiệm với mô hình quy mô nhỏ của Wave2O tại các cơ sở thử nghiệm tại Mỹ. Tiếp đó sẽ tiến hành triển khai chạy thử lần thứ hai trên đại dương ở Quần đảo Canary và Cape Verde. Được biết, cả hai khu vực hẻo lánh này đang phải đối phó với tình trạng khan hiếm nước ngọt.

Trái Đất được gọi là "Hành tinh Xanh" do nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, nước ngọt rất quan trọng đối với con người, lại cực kỳ khan hiếm. Đáng chú ý, chỉ 3% và 2/3 trong số đó được lưu trữ trong các sông băng hoặc đã không còn có thể sử dụng.

Hơn nữa, nhiều hệ thống nước giữ cho hệ sinh thái tồn tại bao gồm sông, hồ và các tầng chứa nước bị ô nhiễm hoặc khô cạn. Với sự nóng lên toàn cầu gây ra hạn hán nghiêm trọng, nhiều quốc gia trên thế giới không còn cách nào khác là phải tìm kiếm giải pháp mới, biến nước biển thành nước ngọt. Tuy nhiên, chi phí cho phương pháp này phải trả cao hơn khả năng mà hầu hết mọi người có thể chi trả. Liệu kỹ thuật mới này có lật ngược tình thế và chứng tỏ là một tia hy vọng cho tương lai? 

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hệ thống khử mặn bằng sóng biển đầu tiên trên thế giới sẵn sàng hoạt động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới