Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, để thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam cần sớm loại bỏ các dự án có mức phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, đồng thời chuyển đổi nền kinh tế nâu sang nền kinh tế xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn.
Ngày 12/12, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) tổ chức Hội nghị “Sửa đổi Luật tài nguyên nước năm 2012 – Một số chính sách nổi bật".
Thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, lãnh đạo một số tỉnh thành phố đã nêu ra hàng loạt vướng mắc đến giá đất và thu hồi đất. Cùng trao đổi với Luật sư Hà Huy Phong để tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Tạp chí Kinh tế Môi trường đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường để hiểu rõ hơn về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) .
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết, thị trường carbon về nguyên lý được xây dựng dựa trên những nguyên tắc vận hành của thị trường cạnh tranh “thuận mua, vừa bán”, đôi bên cùng có lợi.
"Thực hiện KTTH tốt chính là đang thực hiện nền kinh tế xanh", PGS.TS Nguyễn Thế Chinh nhấn mạnh tại Hội thảo “Thúc đẩy tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững: Kết nối tầm nhìn quốc gia với hành động của địa phương và doanh nghiệp” mới diễn ra.
Các nhà khoa học hàng đầu về địa chất - khoáng sản - kinh tế - môi trường - kinh tế môi trường sẽ trình bày tham luận, đồng thời đưa ra những ý kiến khách quan, chuyên sâu về Dự án mỏ sắt Thạch Khê.
Hội thảo khoa học "Dự án mỏ sắt thạch khê Hà Tĩnh - Tiếp tục hay dừng khai thác?" sẽ diễn ra vào lúc 08h00, ngày 23 tháng 9 năm 2022 tại Hội trường tầng 12, Cung Trí thức Thành phố, Số 1 Tôn Thất Thuyết, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP.Hà Nội.
Tạp chí Kinh tế Môi trường xin trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn Công Thành - Trưởng Bộ môn Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Trường đại học Kinh tế quốc dân về vấn đề ô nhiễm không khí ở Thủ đô Hà Nội.
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS Hoàng Xuân Cơ, phân tích về những điểm sáng mang tính đột phá trong quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Việt Nam hiện đã chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế sang nền Kinh tế thị trường với cách tiếp cận khác hẳn trước đây nên sẽ có những thay đổi rất lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lựa chọn ngành nghề, việc làm của người lao động.
“Dưới góc nhìn kinh tế môi trường, tôi cho rằng cần phải nghiên cứu thật kỹ và đánh giá một cách nghiêm túc vấn đề này, bởi nguồn thu từ du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế của Cô Tô”, GS.TS Hoàng Xuân Cơ.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, VIASEE sẽ không ngừng đổi mới công tác tuyên truyền và phổ biến kiến thức; quan tâm sát sao công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Những ngày này, nhiều người dân cả nước, đặc biệt là người dân Hà Nội rất quan tâm tới thông tin về xây dựng các nhà máy đốt rác/chất thải rắn (CTR) phát điện (nhà máy điện rác) ở Hà Nội.
Không phải các nhà ngôn ngữ học mà chính các nhà "bất động sản học" đang nổi lên là những nhà sáng tạo ngôn ngữ hàng đầu và họ đang làm thay đổi một số ngôn ngữ của chúng ta nhưng lại không đem lợi ích cho xã hội.
“Phần còn lại của thế giới (thiên nhiên) có thể tiếp tục sống mà không có chúng ta, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu thiếu đi chúng”, PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhắc lại câu nói nổi tiếng của tác giả Sylvia AEarle khi nói về thông điệp bảo vệ môi trường.